Trầm cảm cấp độ 3: Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị

Dựa trên nhiều yếu tố mà bệnh trầm cảm được chia thành 3 giai đoạn đó chính là trầm cảm cấp độ 1, 2 và 3. Trong đó, trầm cảm cấp độ 3 là mức độ cao nhất, lúc này các triệu chứng bệnh đã biểu hiện rõ rệt với tần suất nhiều hơn, đồng nghĩa với việc quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian hơn. 

Trầm cảm cấp độ 3
Trầm cảm cấp độ 3 là mức độ cao nhất, lúc này các triệu chứng bệnh đã biểu hiện rõ rệt

Trầm cảm cấp độ 3 là gì?

Trầm cảm là một bệnh lý xuất phát từ chứng rối loạn tinh thần, căn bệnh này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có thể gặp phải ở bất kì đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh cho đến những người cao tuổi. Khi rơi vào tình trạng trầm cảm, người bệnh sẽ cảm thấy buồn chán, u sầu, không muốn giao tiếp với những người xung quanh, mất dần sở thích và không hứng thú với bất kì hoạt động nào.

Hiện nay, các chuyên gia đã chia căn bệnh này thành 3 giai đoạn khác nhau đó là trầm cảm cấp độ 1, 2 và 3. Tùy vào mỗi giai đoạn mà các biểu hiện của bệnh cũng có phần khác nhau. Đối với những giai đoạn đầu, người bệnh vẫn có thể kiểm soát được hành vi, lời nói của mình, các dấu hiệu của bệnh còn khá mơ hồ, tần suất xuất hiện cũng không nhiều.

Tuy nhiên, nếu trầm cảm cấp độ 1 và 2 không được phát hiện và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp sẽ làm cho bệnh tình tiến triển nặng hơn, chuyển đến trầm cảm cấp độ 3. Đây cũng là giai đoạn bệnh nặng nhất và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Đối với những trường hợp bị trầm cảm cấp độ 3 thì những triệu chứng của bệnh sẽ rõ ràng hơn, số lần xuất hiện cũng thường xuyên, một số trường hợp bệnh nhân còn mất đi khả năng tự chăm sóc bản thân, không thể thực hiện được các sinh hoạt đơn giản hàng ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống bị giảm mạnh.

Đặc biệt hơn khi rơi vào trạng thái trầm cảm cấp độ 3 thì những ý nghĩ tiêu cực càng gia tăng, người bệnh thường xuyên có ý nghĩ muốn tự sát. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã thống kê được trên toàn Thế giới có khoảng hơn 70% các trường hợp người tự tử đều xuất phát từ căn bệnh quái ác này.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm cấp độ 3

Tùy vào từng độ tuổi, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm mà người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Thông thường các chuyên gia sẽ dựa vào số triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đối với những trường hợp trầm cảm cấp độ 3 thông thường sẽ có 2 triệu chứng đặc trưng và hầu hết các triệu chứng liên quan.

Trầm cảm cấp độ 3
Tùy vào từng độ tuổi, nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm mà người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu nhận biết khác nhau.

2 dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh trầm cảm là:

  • Tâm trạng luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, người bệnh có thể hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Ngoài ra, họ còn cảm thấy bị quan trước mọi vấn đề xảy ra xung quanh.
  • Không có sức sống, động lực để làm bất cứ công việc gì, mất dần hứng thú với những hoạt động đã từng yêu thích trước đây.

Một số triệu chứng liên quan mà người trầm cảm cấp độ 3 có thể gặp phải như:

  • Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị mất ngủ, một số trường hợp bệnh nhân có thể thức trắng nhiều đêm.
  • Vận động một cách chậm chạp, hầu như không muốn di chuyển, dễ bị kích động, nổi giận.
  • Rối loạn khẩu vị, có thể bị chán ăn, ăn không ngon miệng hoặc ăn không kiểm soát.
  • Luôn cảm thấy thất vọng về bản thân, cảm thấy tội lỗi và tự ti.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, áp lực.
  • Rất khó để tập trung, không hoàn thành được các nhiệm vụ được giao, kể cả các việc đơn giản.
  • Ngoài ra, một số trường trầm cảm cấp độ 3 còn xuất hiện ảo giác, hoang tưởng.
  • Luôn suy nghĩ về cái chết và nhiều lần có ý định tự sát.

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cấp độ 3

Theo nhận định của các chuyên gia về tâm lý thì chứng trầm cảm cấp độ 3 đa phần sẽ xuất phát từ yếu tố di truyền. Thông thường những trường hợp gia đình có người thân từng bị trầm cảm nặng sẽ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cáo gấp 2 đến 3 lần so với bình thường. Tuy nhiên, tình trạng bệnh này cũng có thể đến từ một số nguyên nhân như:

Trầm cảm cấp độ 3
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cấp độ 3
  • Áp lực, căng thẳng kéo dài.
  • Cú sốc tâm lý: mất người thân, mất tài sản, gia đình ly tán, lạm dụng tình dục….
  • Gia đình không hạnh phúc
  • Bạo lực học đường
  • Trầm cảm sau sinh
  • Sử dụng nhiều chất kích thích
  • Do lạm dụng thuốc
  • Chấn thương não bộ

Căn bệnh trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, tuy nhiên theo nghiên cứu thì những người ở độ tuổi trung niên trở lên sẽ dễ gặp phải tình trạng trầm cảm cấp độ 3 hơn. Thống cho biết rằng, số lượng nữ giới mắc phải căn bệnh này sẽ cao gấp đôi so với nam giới. Tuy nhiên, tỉ lệ tự sát vì trầm cảm lại gặp nhiều ở phái mạnh.

Trầm cảm cấp độ 3 có nguy hiểm không?

Trầm cảm cấp độ 3 là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh, lúc này người bệnh dường như rơi vào trạng thái bế tắc, mất niềm tin vào cuộc sống và tương lai, luôn muốn tự sát để giải thoát bản thân trước những căng thẳng, áp lực. Trầm cảm cấp độ 3 là một căn bệnh cực kì nguy hiểm, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh.

Tại Việt Nam, WHO đã ước tính có khoảng hơn 3,6 triệu người mắc phải căn bệnh trầm cảm quái ác, con số này chiếm khoảng 4% dân số (tính từ năm 2015) trong số đó có đến 5.000 người chế vì tự sát. Càng nguy hiểm hơn khi chỉ có khoảng 1/3 số người mắc bệnh trầm cảm tìm đến sự giúp đỡ. Số đông còn lại luôn muốn tìm cách giấu đi và không muốn chia sẻ với bất kì ai.

Trầm cảm cấp độ 3 là một hồi chuông báo động, nếu không thể kịp thời phát hiện và áp dụng đúng các phương pháp điều trị sẽ khiến cho bệnh tình càng trở nên, gia tăng những tổn thương cho bệnh nhân và có nguy cơ cướp đi tính mạng con người. Vì thế, khi nhận thấy các dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ tốt nhất.

Hướng điều trị cho bệnh nhân trầm cảm cấp độ 3

Trầm cảm cấp độ 3 là tình trạng rất nguy hiểm, nếu không kịp thời kiểm soát và điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần, chất lượng sống và cả tính mạng của người bệnh. Tùy vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện bệnh và các yếu tố khác mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mỗi bệnh nhân.

Thông thường để có thể điều trị tốt tình trạng trầm cảm cấp độ 3 cần phải kết hợp với nhiều biện pháp khác nhau để giúp cho triệu chứng bệnh được cải thiện tốt nhất. Ngoài sự hỗ trợ của chuyên gia, bệnh nhân cũng cần nổ lực chăm sóc sức khỏe tại nhà, tuân thủ đúng các quy định và hướng dẫn của bác sĩ để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất.

Theo nghiên cứu và thống kê của Viện Y tế quốc gia thì hiện nay có khoảng gần 80% các trường hợp bị trầm cảm nặng được hồi phục và cải thiện sau khoảng 4 đến 8 tuần điều trị.

Để có thể điều trị tình trạng trầm cảm cấp độ 3, các bác sĩ sẽ tiến hành 3 giai đoạn sau đây:

  • Giai đoạn tấn công: Đây là thời điểm quan trọng và cũng gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Bởi vì lúc này người bệnh sẽ dễ bị nản khi sự thay đổi và cải thiện vẫn chưa thực sự biểu hiện rõ. Thông thường giai đoạn này sẽ diễn ra khoảng 4 đến 8 tuần đầu tiên.
  • Giai đoạn tác dụng: Lúc này các triệu chứng của bệnh dần được cải thiện nhờ vào sự kết hợp các phương pháp điều trị.
  • Giai đoạn duy trì: Thời gian này có thể ké dài từ nhiều tháng cho đến vài năm. Nếu người bệnh chủ quan tự ý ngưng áp dụng các phương pháp điều trị sẽ có nguy cơ làm cho bệnh tái phát trở lại, đôi lúc mức độ còn nghiêm trọng hơn.

Các phương pháp hỗ trợ chữa trầm cảm cấp độ 3

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh trầm cảm, tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của mỗi người mà các chuyên gia sẽ lựa chọn kết hợp các phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất.

1. Sử dụng thuốc Tây

Đối với những trường hợp bệnh nặng phải cần đến sự can thiệp của thuốc Tây để có thể giúp cho tình trạng bệnh được kiểm soát tốt hơn. Một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân như paroxetin, escitalopram, citalopram, fluoxetin, sertralin,….Những loại thuốc này có cấu trúc khác nhau, tuy nhiên công dụng chính vẫn là giúp cho các triệu chứng trầm cảm được thuyên giảm nhanh chóng.

Trầm cảm cấp độ 3
Đối với những trường hợp bệnh nặng phải cần đến sự can thiệp của thuốc Tây.

Tuy nhiên, đa phần các loại thuốc chống trầm cảm đều có kèm tác dụng như như buồn nôn, bồn chồn, khó ngủ, căng thẳng, dễ kích động, giảm chức năng tình dục, mất ham muốn,….Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình sử dụng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của chuyên gia, không tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc để hạn chế các tình huống xấu xảy ra. Đặc biệt, nếu trong thời gian dùng thuốc có xuất hiện các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần thông báo ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ ngăn chặn tốt nhất.

2. Liệu pháp sốc điện

Đối với những trường hợp người bệnh trầm cảm cấp độ 3 không thể sử dụng được các loại thuốc trầm cảm hoặc những phương pháp điều trị khác thì có thể được cân nhắc áp dụng phương pháp sốc điện. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ hạn chế tối đa biện pháp này vì chúng có thể khiến cho bệnh nhân rơi vào trạng thái mất trí nhớ, lú lẫn trong một khoảng thời gian.

3. Trị liệu tâm lý

Trị liệu tâm lý là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và đây cũng là công cụ điều trị trầm cảm nặng an toàn và hiệu quả. Với biện pháp này, người bệnh sẽ được áp dụng các các điều trị như trò chuyện, giao tiếp, trị liệu âm nhạc, hình ảnh,…Các chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho bệnh nhân tháo gỡ được các khúc mắc, tìm ra nguyên nhân bệnh lý, hỗ trợ bệnh nhân tìm hướng giải quyết và khắc phục những triệu chứng bệnh. Các bệnh nhân trầm cảm sẽ được phục hồi một cách tự nhiên, an toàn, không gây tác dụng phụ hoặc biến chứng sau điều trị.

Trầm cảm cấp độ 3
Trị liệu tâm lý là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và đây cũng là công cụ điều trị trầm cảm nặng an toàn và hiệu quả

Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi bệnh nhân phải lựa chọn được cơ sở điều trị uy tín, chất lượng. Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam (viết tắt là Tâm lý trị liệu NHC) là một trong các đơn vị hàng đầu được nhiều người bệnh trầm cảm tin tưởng và lựa chọn. Tại đây bạn sẽ được áp dụng phương phá trị liệu tâm lý khoa học, với sự hỗ trợ của các chuyên gia hành đầu, chuyên nghiệp và tận tâm.

4. Hỗ trợ điều trị tại nhà

Ngoài việc thực hiện và áp dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ tâm lý thì người bệnh cũng cần kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe tại nhà, thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt để hỗ trợ phục hồi sức khỏe tốt hơn.

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như rau củ, hoa quả, thịt cá,….
  • Hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa nhiều chất béo, các món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ, những gia vị cay nóng.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, cà phê,….
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, sắp xếp công việc, thời gian biểu một cách hợp lý.
  • Chú ý đến giấc ngủ, ngủ đủ giấc, tốt nhất nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và giúp cho cơ thể dẻo dai, tinh thần sảng khoái hơn.
  • Chủ động chia sẻ, trò chuyện, giao tiếp với người thân, bạn bè xung quanh.
  • Tham gia các câu lạc bộ đội nhóm, hoạt động giải trí để tăng cường mối quan hệ xã hội.
  • Người thân và bạn bè cần đồng hành và hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị để tiếp thêm động lực cho người bệnh và tránh tình trạng chán nản, bỏ cuộc giữa chừng.

Trầm cảm cấp độ 3 là giai đoạn nguy hiểm, có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng của người bệnh. Vì thế sau khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *