Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Trầm cảm là một trong các rối loạn tâm thần khá phổ biến hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến cho quá trình chữa bệnh trở nên khó khăn, thậm chí cướp đi tính mạng của người bệnh. Do đó, việc tìm hiểu thông tin và biết được trầm cảm có nguy hiểm không sẽ giúp cho bạn có được hướng giải quyết thích hợp.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Trầm cảm hiện đang là căn bệnh phổ biến và đe dọa trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nhiều người.

Sơ lược về bệnh trầm cảm

Hiện nay, trầm cảm được xem là căn bệnh rối loạn tâm thần có tính phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới. Căn bệnh này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do tình trạng căng thẳng, áp lực kéo dài khiến cho con người rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng, không còn niềm tin vào cuộc sống.

Theo thống kê thì tỉ lệ nữ giới mắc bệnh trầm cảm sẽ cao hơn so với nam giới, tuy nhiên số lượng nam giới tự sát về căn bệnh này lại chiếm phần đông hơn. Các chuyên gia cho biết rằng, trầm cảm có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng nào, dù là trẻ nhỏ hay những cụ già lớn tuổi.

Bác sĩ tâm lý cũng nhận định rằng, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người đều có khả năng rơi vào tình trạng trầm cảm nhẹ ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một thời gian mà không cần áp dụng đến các phương pháp điều trị.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Khi phải đối mặt với căng thẳng, áp lực trong thời gian dài sẽ khiến cho con người dễ rơi vào trầm cảm.

Mặt khác, đa phần các trường hợp trầm cảm nếu không được phát hiện và áp dụng các biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ làm cho các triệu chứng tăng dần, nhiều nguy cơ biến chuyển thành giai đoạn nặng hơn. Các trường hợp trầm cảm nặng sẽ gây trở ngại rất nhiều đến quá trình điều trị, người bệnh phải chấp nhận kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh cùng lúc và kiên trì trong thời gian dài.

Do đó, việc kịp thời phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu là vô cùng cần thiết. Bạn đọc nên nắm rõ một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh trầm cảm để có thể giúp bản thân vượt qua căn bệnh này một cách dễ dàng nhất.

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm như:

  • Luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, khí sắc u sầu cả ngày.
  • Không còn hứng thú, đam mê với bất kì hoạt động nào, dần vô cảm với cuộc sống xung quanh.
  • Thói quen ăn uống bị thay đổi đột ngột, có thể chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Mất ngủ thường xuyên, ngủ không sâu giấc hoặc ngủ quá mức.
  • Di chuyển chậm chạp, hầu như không muốn vận động, dễ kích động.
  • Cơ thể mệt mỏi, không còn sức sống.
  • Cảm thấy tội lỗi, cho rằng bản thân vô dụng.
  • Khó tập trung, không thể suy nghĩ và giải quyết các vấn đề, kể cả những vấn đề nhỏ nhặt.
  • Suy nghĩ về cái chết và muốn tự sát.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng sống mà còn có thể cướp đi tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào. Theo ước tính của WHO thì hiện có khoảng hơn 800.000 người chết vì bệnh lý này, nguyên nhân chủ yếu là do tự sát. Tuy vậy chỉ có khoảng 25% trong số này được phát hiện và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời.

Trầm cảm là bệnh lý nguy hiểm bởi nó thường diễn ra một cách âm thầm và lặng lẽ. Người bệnh hoặc những người thân xung quanh nếu không chú ý và quan tâm sẽ khó có thể phát hiện được những thay đổi trong hành vi, lời nói. Do đó, rất ít trường hợp người bệnh có thể nhận biết được tình trạng trầm cảm ở các giai đoạn đầu. Điều này khiến cho bệnh tình càng phát triển và chuyển biến sang những giai đoạn nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến người bệnh.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm, nó có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, khi các triệu chứng trầm cảm kéo dài và không được kiểm soát sẽ dần làm cho sức khỏe của bệnh nhân bị suy kiệt. Những đối tượng bị trầm cảm thường gặp phải tình trạng rối loạn ăn uống và giấc ngủ, rất nhiều trường hợp chán ăn, mất ngủ thường xuyên làm cho sức đề kháng, hệ miễn dịch bị suy yếu trầm trọng. Đây cũng chính là lý do mà những bệnh nhân trầm cảm thường mắc phải các chứng bệnh thông thường như cảm lạnh, cảm cúm,…

Đặc biệt hơn đó chính là những đối tượng bị trầm cảm luôn có những suy nghĩ tiêu cực, họ thường xuyên nghĩ về cái chết và muốn thực hiện hành vi tự sát để giải thoát bản thân. Tình trạng tự sát có thể đến đột ngột hoặc đã chuẩn bị từ trước, điều này sẽ thường xuyên gây ám ảnh và thôi thúc bệnh nhân hành động.

Tóm lại, trầm cảm là một căn bệnh cực kì nguy hiểm ở giai đoạn nặng. Vì thế, khi nhận thấy những biểu hiện và hành vi bất thường của mình hoặc những người thân xung quanh kéo dài trong một khoảng thời gian thì bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Điều này sẽ giúp bạn ngăn chặn và kiểm soát được tình trạng bệnh tốt hơn.

Các hậu quả nghiêm trọng của bệnh trầm cảm

Như đã nói trên, bệnh trầm cảm mang tính chất rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tình trạng trầm cảm nặng có thể gây ra một số hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất như:

1. Hậu quả về mặt tinh thần

  • Trí nhớ suy giảm, khó tập trung

Những người bệnh trầm cảm thường khó có thể tập trung vào một vấn đề nào đó, họ thường lơ đãng, không chú tâm vào bất cứ việc gì. Điều này cũng khiến cho công việc và học tập của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn thế, họ còn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh Alzheime.

Bên cạnh đó, trí nhớ của người bệnh cũng bị giảm sút đáng kể. Họ có thể quên ngay những việc cần phải làm và hầu như không thể hoàn thành được các nhiệm vụ được giao, kể cả các việc đơn giản.

  • Mất dần các mối quan hệ

Các bệnh nhân trầm cảm sẽ có xu hướng tự cô lập mình, họ không muốn giao tiếp hoặc gặp gỡ những người xung quanh, kể cả những người trong gia đình, bạn bè thân thiết. Điều này cũng khiến cho các mối quan hệ của họ dần tan vỡ, rạn nứt.

  • Lạm dụng chất gây nghiện

Rượu bia, thuốc lá, ma túy chính là một trong các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng trầm cảm. Tuy nhiên, những đối tượng bệnh lại thường tìm đến các chất này để giải tỏa nỗi buồn, giúp họ có thể thoải mái và hưng phấn hơn. Khi người bệnh rơi vào tình trạng nghiện sẽ gây cản trở rất nhiều cho quá trình chữa bệnh, làm thuyên giảm công dụng của các phương pháp điều trị.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Những người bệnh trầm cảm thường tìm đến rượu bia, thuốc lá, ma túy để giải tỏa cảm xúc.
  • Tự làm hại bản thân và tự sát

Khi các suy nghĩ tiêu cực cứ thường xuyên xuất hiện sẽ làm cho người bệnh càng rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng, chán ghét bản thân. Vì thế, họ luôn muốn tìm cách để tự phạt chính mình, cố ý gây thương tích trên cơ thể. Hơn thế, bệnh nhân còn thường xuyên có ý định thực hiện hành vi tự sát để giúp bản thân thoát khỏi những áp lực, căng thẳng của cuộc sống hiện tại. Theo thống kê thì tỉ lệ người chết vì trầm cảm chỉ xếp thứ 2 sau các vụ tai nạn giao thông.

2. Hậu quả về mặt thể chất

  • Mất ngủ triền miên

Bởi vì thường xuyên rơi vào những suy nghĩ tiêu cực, sự buồn bã, chán nản làm cho người bệnh không thể nào ngủ ngon giấc. Có khoảng hơn 80% các trường hợp bệnh trầm cảm thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường tỉnh giấc vào ban đêm và thức dậy từ rất sớm. Điều này khiến cho người bệnh không thể tỉnh táo sau khi thức dậy và ảnh hưởng đến hoạt động cả ngày.

  • Rối loạn ăn uống

Cũng giống như giấc ngủ, chế độ ăn uống, khẩu vị của người bệnh trầm cảm sẽ bị thay đổi một cách đột ngột. Họ có thể chán ăn, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn không kiểm soát. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cân nặng của bệnh nhân bị thay đổi nhanh chóng, gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

  • Cơ thể mệt mỏi

Nếu tình trạng mất ngủ và chán ăn thường xuyên xảy ra và kéo dài trong một thời gian sẽ khiến cho cơ thể người bệnh dần bị suy nhược, người luôn mệt mỏi, thiếu sức sống. Đôi lúc họ còn không thể thực hiện được những sinh hoạt hàng ngày và không tự vệ sinh cá nhân.

  • Sức đề kháng kém

Thông thường những người bị trầm cảm thường rất dễ bị cảm lạnh, cảm cúm,…Nguyên nhân chủ yếu của các căn bệnh này đó chính là hệ miễn dịch, sức đề kháng đang bị suy giảm mạnh. Khi cơ thể thường xuyên không vận động, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ bị rối loạn sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể không hoạt động được tốt, dần mất đi khả năng chống chọi lại các tác nhân xấu bên ngoài.

  • Thường xuyên đau lưng, nhức đầu

Bên cạnh những hậu quả nêu trên thì căn bệnh trầm cảm còn khiến cho bệnh nhân thường xuyên phải gánh chịu các cơn nhức đầu, đau lưng dữ dội. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm cho người bệnh không thể thực hiện được các công việc hàng ngày, chất lượng cuộc sống cũng giảm đáng kể.

  • Giảm ham muốn tình dục

Được biết, các bệnh nhân trầm cảm sẽ dần mất hứng thú với hầu hết mọi hoạt động xung quanh, kể các vấn đề quan hệ tình dục. Thông thường đối với nam giới sẽ dễ bị xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, không xuất tinh. Còn đối với nữ giới sẽ bị đau rát khi quan hệ, khô âm đạo, không đạt được khoải cảm,….

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Những người bệnh trầm cảm sẽ dần mất đi hứng thú trong quan hệ tình dục
  • Các vấn đề về tim mạch

Tim là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi bạn mắc bệnh trầm cảm. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng sẽ khiến cho tim dễ bị tổn thương, gặp phải tình trạng viêm nhiễm do thiếu oxi. Người bệnh có thể sẽ gặp phải các cơn đau tim bất ngờ hoặc nếu tình trạng chuyển biến nặng hơn sẽ dễ bị nhồi máu cơ tim.

  • Ảnh hưởng huyết áp

Theo ý kiến của các chuyên gia thì khi con người rơi vào trạng thái buồn chán, bi quan thì cortisol và epinephrin sẽ được kích thích sản sinh. Đây là hai loại hormone căng thẳng có tác động trực tiếp đến huyết áp và nhịp tim của con người. Nó sẽ làm cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, thành động mạch sẽ dần xuất hiện các mảng bám, nhiều nguy cơ dẫn đến đột quỵ.

  • Bệnh tiểu đường

Đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh tiểu đường thì khi mắc phải căn bệnh trầm cảm nguy hiểm này thì sẽ gia tăng nguy cơ phát triển tiểu đường thành loại 2. Ngoài ra, các trường hợp người bệnh ăn uống không kiểm soát, thường xuyên ăn quá nhiều đồ ngọt cũng khiến cho cơ thể dễ bị béo phì.

  • Bị ung thư

Theo thống kê cho biết rằng có khoảng hơn 25% các bệnh nhân bị ung thư có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Bên cạnh đó, trầm cảm cũng là yếu tố gây cản trở và khiến cho căn bệnh ung thư phát triển tồi tệ hơn. Tỉ lệ tái phát và tử vong ở những người bệnh ung thư sẽ tăng cao nếu họ rơi vào tình trạng trầm cảm.

Cách phòng ngừa bệnh trầm cảm hiệu quả

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không? Trầm cảm là căn bệnh cực kì nguy hiểm, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Do đó, để hạn chế được tình trạng này, bạn nên biết cách và thực hiện các biện pháp phòng ngừa chúng hiệu quả.

1. Thường xuyên vận động

Khi cơ thể không được vận động sẽ khiến cho bộ não trở nên suy yếu và xơ cứng dần, từ đó tâm trạng và cảm xúc cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, các chuyên gia tâm lý khuyên chúng ta nên thường xuyên vận động và vận động mỗi ngày để phòng ngừa tốt nhất căn bệnh trầm cảm.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Mỗi ngày 30 phút chạy bộ sẽ giúp ngăn chặn được trầm cảm một cách hiệu quả.

Bạn nên dành ra khoảng 30 phút trong ngày để thực hiện các bài tập thể dục thể thao đơn giản và nhẹ nhàng. Tốt nhất bạn nên chọn tập luyện vào buổi sáng để bổ sung năng lượng cho cả ngày làm việc. Việc thường xuyên vận động không chỉ giúp não bộ được hoạt động tốt hơn, tăng cường cảm xúc hạnh phúc mà còn gia tăng hệ miễn dịch, ngăn chặn các yếu tố gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan

Đây chính là phương pháp tốt nhất để hạn chế tối đa các triệu chứng của căn bệnh trầm cảm. Bạn nên giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng quá lâu. Nếu công việc gây nên nhiều trở ngại cho cảm xúc thì tốt nhất bạn nên đi du lịch, tìm đến các hoạt động giải trí yêu thích hoặc chia sẻ với người thân, bạn bè.

Ngay khi gặp phải các tình huống gây căng thẳng, áp lực, lo lắng bạn cần phải tìm ra giải pháp thích hợp để giải tỏa. Tránh duy trì trạng thái tiêu cực trong thời gian dài. Tốt nhất bạn nên học ngồi thiền, tập yoga để ổn định tâm trạng, điều chỉnh cảm xúc một cách tốt nhất.

3. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ

Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng góp phần quan trọng đối với việc phòng tránh các căn bệnh về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin,…sẽ làm cho những cơ quan bên trong không thể thực hiện tốt chức năng, não bộ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh sẽ giúp bạn có được sức khỏe thể chất và tinh thần vượt trội.

Vì thế, để hạn chế các cảm xúc tiêu cực, bạn nên chú ý nhiều đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Xây dựng thực đơn khoa học và lành mạnh, chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm có lợi, hạn chế những đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn hoặc lạm dụng quá nhiều các loại gia vị trong việc nấu ăn.

4. Giữ vững các mối quan hệ tích cực

Việc xây dựng và duy trì được các mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn tránh xa được căn bệnh trầm cảm nguy hiểm. Việc thường xuyên gặp gỡ bạn bè, trò chuyện cùng những người thân thiết sẽ giúp bạn giải tỏa được những căng thẳng, muộn phiền trong lòng. Đồng thời những mối quan hệ tốt sẽ tạo nên cho bạn những niềm vui và cảm thấy cuộc sống vẫn luôn ý nghĩa.

bên cạnh đó, bạn nên hạn chế bớt các mối quan hệ xấu hoặc những mối quan hệ khiến cho bạn cảm thấy không thoải mái và khó chịu. Nếu không thể cắt đứt hoàn toàn bạn hãy chọn cách hạn chế tiếp xúc và trò chuyện với họ để không gây ảnh hưởng đến cảm xúc.

5. Thăm khám định kì thường xuyên

Để có thể theo dõi được chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì 6 tháng/ lần. Thói quen này sẽ giúp bạn ngăn chặn và phát hiện được các bệnh lý một cách sớm nhất. Điều này cũng góp phần hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, hạn chế các hậu quả nghiêm trọng mà bệnh lý có thể gây ra.

Bài viết này đã giúp cho bạn đọc trả lời được câu hỏi “Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không?”. Trầm cảm là căn bệnh hết sức nguy hiểm nên bạn cần phải chú ý và kịp thời phát hiện để có thể điều trị hiệu quả nhất. Ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và chữa bệnh kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *