Bị trầm cảm nặng có chữa được không? Phải làm sao?
Bị trầm cảm nặng có chữa được không? là câu hỏi được rất nhiều người bệnh thắc mắc. Theo nhận định của các chuyên gia thì tình trạng trầm cảm nặng có thể điều trị được nhưng cần kết hợp nhiều phương pháp và thời gian điều trị cũng sẽ kéo dài khá lâu.
Tổng quan về tình trạng trầm cảm nặng
Trầm cảm là một căn bệnh về rối loạn tâm thần được chia thành 3 cấp độ khác nhau đó là trầm cảm cấp độ 1, trầm cảm cấp độ 2 và trầm cảm cấp độ 3. Các cấp độ tăng dần từ nhẹ đến nặng và được phân loại dựa trên mức độ biểu hiện của các triệu chứng.
Thông thường đối với những trường hợp bệnh trầm cảm nhẹ, người bệnh chỉ xuất hiện một vài triệu chứng đặc trưng, tình hình sức khỏe vẫn chưa bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi trầm cảm nhẹ không được ngăn chặn và điều trị kịp thời sẽ chuyển biến thành giai đoạn trầm cảm nặng, các dấu hiệu bệnh thể hiện ở mức trầm trọng và rõ ràng hơn.
Theo thống kê cho thấy rằng, có đến hơn khoảng 70% các trường hợp tự sát đều xuất phát từ căn bệnh trầm cảm, trong đó trầm cảm nặng chiếm đến 15%. Tuy nữ giới có khả năng cao mắc phải bệnh trầm cảm nhưng nam giới lại có tỉ lệ tự sát vì bệnh lý này cao hơn.
Để có thể đánh giá được một người đang bị trầm cảm nặng, các chuyên gia sẽ dựa vào những biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Trầm cảm sẽ có 2 triệu chứng cốt lõi như sau:
- Khí sắc trầm buồn, thường xuyên cảm thấy bế tắc, chán nản. Có hoặc không kèm theo triệu chứng khóc nhiều, khóc không rõ nguyên do.
- Mất dần hứng thú với các hoạt động xảy ra bên ngoài, không còn động lực để thực hiện bất cứ việc gì, kể cả những việc đã từng yêu thích trước đây.
Bên cạnh đó, trầm cảm còn có thể xuất hiện một số triệu chứng liên quan như:
- Giấc ngủ bị rối loạn, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều khó kiểm soát.
- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng căng thẳng, lo âu.
- Thay đổi khẩu vị một cách đột ngột gây ảnh hưởng đến cân nặng.
- Luôn cảm thấy thất vọng về bản thân, cảm giác tội lỗi và thiếu tự tin.
- Cơ thể chuyển động chậm chạp, không có sức sống nhưng lại rất dễ kích động, nổi giận.
- Rất khó để tập trung làm một việc gì đó, không thể đưa ra quyết định dù là những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày.
- Thường xuyên có suy nghĩ về cái chết và nhiều lần muốn thực hiện hành vi tự sát.
Dựa vào các triệu chứng của bệnh trầm cảm, các chuyên gia sẽ phân loại mức độ bệnh như sau:
- Trầm cảm cấp độ 1 (giai đoạn nhẹ): 1 triệu chứng chính và có ít hơn 4 triệu chứng liên quan.
- Trầm cảm cấp độ 2 (giai đoạn vừa): Xuất hiện 2 triệu chứng chính và kèm theo 4 triệu chứng liên quan.
- Trầm cảm cấp độ 3 (giai đoạn nặng): Gồm 2 triệu chứng chính và hầu hết các triệu chứng có liên quan.
Bị trầm cảm nặng có chữa được không?
Bị trầm cảm nặng có chữa được không? Tình trạng trầm cảm nặng có thể chữa khỏi nhưng đòi hỏi phải áp dụng đồng thời nhiều phương pháp điều trị và cần kiên trì trong thời gian lâu dài.
Được biết đối với những tình trạng trầm cảm mới phát, các triệu chứng bệnh còn mơ hồ và chưa nghiêm trọng thì người bệnh có thể tự khỏi hoặc áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất dành cho các bệnh nhân trầm cảm dù nhẹ hay nặng cũng nên đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
Trước khi tiến hành điều trị bệnh trầm cảm, các chuyên gia sẽ thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của mỗi đối tượng. Nếu bệnh nhân đang gặp phải chứng trầm cảm nặng thì sẽ được xem xét để kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, thay đổi lối sống, thiền, yoga,….Đặc biệt, một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng còn được chỉ định nhập việc để thuận tiện cho việc theo dõi điều trị.
Phải làm sao để chữa trầm cảm nặng hiệu quả?
Bị trầm cảm nặng có chữa được không? Hiện nay nhờ vào sự phát triển của y học mà căn bệnh trầm cảm có thể được chữa khỏi bởi nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài 2 biện pháp chính là tâm lý trị liệu và sử dụng thuốc thì các bệnh nhân bị trầm cảm còn có thể được áp dụng phương pháp trị liệu tại nhà, sốc điện,…
Sau khi tiến hành thăm khám và biết rõ được tình trạng bệnh của mỗi đối tượng, các chuyên gai sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị. Dưới đây là một số phương pháp có thể hỗ trợ chữa trầm cảm nặng hiệu quả.
1. Tâm lý trị liệu
Tâm lý trị liệu là một trong các phương pháp đang được áp dụng phổ biến nhằm giải quyết các vấn đề về tâm lý và thể chất thông qua liệu pháp trò chuyện và giao tiếp. Sử dụng tâm lý trị liệu để hỗ trợ điều trị trầm cảm sẽ mang lại kết quả rất tốt cho người bệnh. Thông thường dù là trường hợp trầm cảm nhẹ hay nặng đều sẽ được khuyến khích áp dụng phương pháp này.
Các chuyên gia sẽ trực tiếp trao đổi 1:1 với người bệnh để có thể thấu hiểu và tháo gỡ được những vấn đề khó khăn, khúc mắc trong lòng họ. Bằng các kỹ thuật chuyên môn mà bác sĩ tâm lý sẽ giúp cho người bệnh nhìn nhận được những hành vi, cử chỉ, lời nói sai lệch của mình để có thể tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Sau liệu trình điều trị bằng tâm lý trị liệu sẽ giúp cho người bệnh lấy lại cân bằng trong cảm xúc, ổn định tinh thần một cách tự nhiên và an toàn nhất. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh trầm cảm nặng, các chuyên gia có thể kết hợp thêm một số đơn thuốc để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
Người bệnh cần phải kiên trì theo đúng phác đồ điều trị của chuyên gia tâm lý để có thể cải thiện tốt các triệu chứng buồn bã, lo âu, tuyệt vọng, chán nản,…Thông thường, đối với tình trạng trầm cảm nặng thì quá trình điều trị tâm lý trị liệu có thể kéo dài đến từ vài tháng đến vài năm, tùy vào sự cố gắng và nỗ lực của người bệnh.
2. Điều trị trầm cảm nặng bằng thuốc Tây
Hầu hết các trường hợp trầm cảm nặng đều cần đến sự hỗ trợ cho phương pháp sử dụng thuốc Tây. Các loại thuốc chống trầm cảm tuy không có tác dụng điều trị bệnh triệt để nhưng chúng sẽ giúp kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, những loại thuốc điều trị cũng cần có thời gian để phát huy công dụng của nó. Thông thường, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện sau khoảng 2 đến 6 tuần sử dụng.
Việc sử dụng thuốc điều trị trầm cảm cần được sự chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh gây ra các hậu quả nghiêm trọng hoặc làm cho tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn. Thông thường, những đối tượng bệnh trầm cảm nặng cần phải duy trì áp dụng phương pháp này qua 2 giai đoạn đó là điều trị tấn công và điều trị duy trì. Thời gian dùng thuốc và liều dùng cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định.
Một số loại thuốc có thể áp dụng cho việc điều trị trầm cảm nặng như:
- Các chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs): duloxetine (Cymbalta), venlafaxine (Effexor XR), desvenlafaxine (Pristiq, Khedezla) và levomilnacipran (Fetzima).
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng: imipramine (Tofranil), nortriptyline (Pamelor), amitriptyline, doxepin và desipramine (Norpramin).
- Các chất ức chế oxy hóa monoamine (MAOIs): tranylcypromin (PARNATE), phenelzine (Nardil) và isocarboxazid (Marplan).
- Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): fluoxetine (Prozac), paroxetin (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft), citalopram (Celexa) và escitalopram (Lexapro).
3. Liệu pháp chống co giật (ECT)
Liệu pháp chống co giật sẽ được chỉ định để áp dụng cho các trường hợp bệnh trầm cảm nặng, các biểu hiện bệnh đang ở mức nghiêm trọng hoặc những tình trạng bệnh đã áp dụng các phương pháp dùng thuốc, tâm lý trị liệu nhưng không mang lại kết quả. Hiện nay liệu pháp này đã có tác dụng cho gần khoảng 75% đối tượng bị trầm cảm nặng, tâm thần, kích động mạnh,…
Liệu pháp chống co giật hay còn gọi là liệu pháp sốc điện sẽ giúp cho các triệu chứng trầm cảm được thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, tác dụng của phương pháp này sẽ bị hạn chế theo thời gian. Do đó, người bệnh cũng cần duy trì dùng thuốc để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
- Mất trí nhớ tạm thời hoặc quên đi những sự việc đã từng xảy ra trước đó.
- Nhức đầu.
- Đau cơ
- Buồn nôn
- Tạm thời có cảm giác bối rối
- Nhịp tim tăng nhanh hoặc xuất hiện một số vấn đề về tim mạch.
- Huyết áp tăng hoặc hạ.
4. Thay đổi lối sống
Nhanh chóng thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày sẽ góp phần kiểm soát và ngăn chặn được các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Hầu hết những người bệnh trầm cảm nặng đều không muốn hoạt động, giao lưu hoặc thực hiện bất cứ việc gì. Do đó, người thân trong gia đình cũng cần đồng hành và hỗ trợ họ trong quá trình điều trị bệnh.
Để có thể hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, bệnh nhân nên thực hiện những phương pháp sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Do đó, nâng cao sức khỏe não bộ và hệ thần kinh bạn cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng có chứa omega 3, vitamin, magie,….Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều muối,…
- Thường xuyên vận động: Tất cả những đối tượng bệnh trầm cảm nặng thường có xu hướng lười vận động, không muốn tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài. Do đó, để cải thiện triệu chứng này người bệnh phải tự ý thức và thường xuyên tập luyện các bài thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe. Mỗi ngày chỉ cần dành ra 30 phút để chạy bộ, yoga, thiền, đạp xe đạp,…cũng giúp cho tinh thần được sảng khoái và minh mẫn hơn.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến căn bệnh trầm cảm, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm cho các triệu chứng bệnh gia tăng mạnh mẽ. Vì thế, người bệnh cần ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, tập trung giấc ngủ vào ban đêm và nên ngủ trước 23 giờ. Nếu gặp phải chứng mất ngủ, bạn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên như uống trà thảo mộc, không nên sử dụng các loại thuốc an thần.
- Tập giao tiếp, chia sẻ: Việc có thể chia sẻ và tâm sự cùng với những người xung quanh sẽ giúp cho bệnh nhân được giải tỏa áp lực, căng thẳng hiệu quả. Người bệnh nên tìm đến những người mà mình tin tưởng để có thể trò chuyện, trao đổi về những vấn đề mà mình đang gặp phải, từ đó giúp tâm trạng được thoải mái, nhẹ nhõm hơn.
- Tham gia vào các hoạt động tập thể: Để giúp giảm bớt những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, bệnh nhân nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các tổ chức thiện nguyện. Hoặc người bệnh cũng có thể tham gia vào các trang cộng đồng trên mạng xã hội về người bệnh trầm cảm để nhận được sự đồng cảm và những kinh nghiệm thay đổi lối sống hiệu quả.
- Tuyệt đối không được uống bia rượu: Rượu bia và các chất kích thích, gây nghiện cũng là nguyên nhân gây ra bệnh và làm cho các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được dung nạp các loại chất này để giúp cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Bị trầm cảm nặng có chữa được không? Giai đoạn bệnh nặng có thể chữa được nhưng cần duy trì trong thời gian lâu dài, người bệnh cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của chuyên gia. Khi nhận thấy các biểu hiện trầm cảm, bạn nên nhanh chóng tìm đến những cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán chính xác trước khi điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!