Biểu hiện trầm cảm nhẹ cần nhận biết sớm
Trầm cảm nhẹ là giai đoạn có mức độ nghiêm trọng thấp và ít gây ảnh hưởng nhất. Nếu có thể sớm nhận biết các biểu hiện của bệnh vào lúc này sẽ giúp cho quá trình điều trị được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Trầm cảm nhẹ là gì?
Trầm cảm có tên tiếng anh là Depression – một trong các chứng rối loạn tâm thần kinh rất phổ biến hiện nay. Những người mắc phải chứng bệnh này thường sẽ có các biểu hiện đặc trưng bởi sự buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, mất dần hứng thú hoặc thậm chí là có ý định tự sát.
Theo nghiên cứu cho thấy có đến khoảng hơn 80% tổng dân số mắc phải một giai đoạn trầm cảm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tần suất nguy cơ bị trầm cảm của mỗi người là 15 đến 25%, nhất là giai đoạn trầm cảm nhẹ.
Trầm cảm nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh và cũng là mức độ bệnh ít nghiêm trọng nhất. Lúc này các triệu chứng vẫn chưa biểu hiện một cách rõ ràng, người bệnh cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều về mặt sức khỏe, đời sống cũng như tính mạng.
Tuy vậy nếu bệnh nhân quá chủ quan và không tiến hành thăm khá, điều trị kịp thời cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển bệnh lên các mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này quá trình chữa bệnh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn và cần kiên trì trong thời gian dài.
Các chuyên gia cho biết rằng, trầm cảm ở bất kì giai đoạn nào cũng cần phải được quan tâm và kiểm soát kịp thời. Thông thường, đối với các trường hợp trầm cảm nhẹ khi đã phát hiện được bệnh thì có thể nhanh chóng cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nếu có thể áp dụng tốt theo các chỉ định của bác sĩ thì các triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn và dần biến mất.
Biểu hiện trầm cảm nhẹ cần nhận biết sớm
Trầm cảm nhẹ, vừa hoặc nặng đều sẽ có những biểu hiện tương tự nhau, chúng chỉ khác nhau về số lượng triệu chứng và mức độ biểu hiện ở từng giai đoạn. Thông thường, một người được chẩn đoán mắc phải chứng trầm cảm nhẹ khi họ tồn tại 1/2 triệu chứng chính và ít nhất 4/7 triệu chứng có liên quan.
2 triệu chứng chính:
- Khí sắc kém, trầm buồn, ủ rũ, chán nản, bi quan, có hoặc không có kèm theo tình trạng khóc lóc không rõ lý do.
- Mất dần hứng thú đối với mọi thứ xung quanh, kể cả những hoạt động, sự kiện mà trước đây bản thân từng rất yêu thích, không còn nhiều động lực để làm bất cứ điều gì.
7 triệu chứng liên quan:
- Khẩu vị thay đổi bất thường, có thể chán ăn, không có cảm giác ngon miệng hoặc thèm ăn liên tục, ăn uống không kiểm soát dẫn đến sự biến đổi về cân nặng.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không có sức sống, thiếu năng lượng và không thể hoàn thành tốt công việc gì.
- Lười vận động, chuyển động chậm chạp, nhạy cảm hoặc trở nên dễ kích động, cáu gắt, nóng giận vô cớ.
- Giấc ngủ bị rối loạn, thường sẽ cảm thấy khó ngủ, chất lượng giấc ngủ kém, hay mơ gặp ác mộng, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hoặc có trường hợp luôn cảm thấy buồn ngủ cả ngày lẫn đêm, ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ ngày.
- Giảm khả năng tập trung, gặp khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn hay quyết định cho dù đó là chuyện đơn giản nhất, trí nhớ suy giảm.
- Luôn có cảm giác tội lỗi, cho rằng bản thân bất tài, vô dụng và cảm thấy mất tự tin, thất vọng về chính mình.
- Suy nghĩ về cái chết và cố gắng thực hiện hành vi muốn tự sát.
Các triệu chứng của người bị trầm cảm nhẹ thường sẽ không xuất hiện liên tục. Biểu hiện cũng không quá rõ ràng và thường sẽ kéo dài ít nhất khoảng 2 tuần.
Trầm cảm nhẹ có nguy hiểm không? Có tự khỏi không?
Trầm cảm nhẹ tuy không có các biểu hiện cụ thể và không gây ảnh hưởng nhiều đối với sức khỏe, đời sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhưng bản chất của trầm cảm là một căn bệnh nguy hiểm. Do đó, dù là trầm cảm nhẹ cũng cần phải được quan tâm và chú ý phát hiện sớm để có thể can thiệp kịp thời.
Nếu người bệnh có thể nhận biết được các triệu chứng bệnh ở giai đoạn trầm cảm nhẹ thì quá trình điều trị sẽ mang lại kết quả đáng mong đợi hơn. Ngược lại, nếu trầm cảm nhẹ không được chú ý và can thiệp kịp thời thì nguy cơ tiến triển thành các giai đoạn nguy hiểm là rất cao. Do đó, việc nắm rõ được các dấu hiệu nhận biết của bệnh đóng vai trò rất cần thiết đối với quá trình cải thiện bệnh.
Nhiều người thường cho rằng, trầm cảm nhẹ không cần phải điều trị vì qua một thời gian chúng có thể tự hồi phục mà không cần bất kì biện pháp can thiệp nào. Trong thực tế vẫn có một số ít trường hợp người bệnh trầm cảm nhẹ vì các áp lực cuộc sống, cú sốc tinh thần có thể khỏi bệnh một cách tự nhiên mà chưa cần đến sự hỗ trợ của y khoa.
Tuy nhiên, tỉ lệ có thể tự khỏi bệnh trầm cảm là rất ít, hầu hết các đối tượng mắc phải căn bệnh này đều cần phải tiến hành thăm khám và có phác đồ điều trị riêng biệt. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào mức độ của bệnh và nhiều yếu tố khác để đưa ra hướng khắc phục phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Các chuyên gia cho biết rằng, nếu bạn có thể sớm phát hiện trầm cảm ở giai đoạn nhẹ thì việc điều trị vẫn chưa cần sử dụng đến thuốc chống trầm cảm. Thông thường bệnh nhân sẽ được hướng dẫn một số phương pháp cải thiện lối sống, xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý hơn, đồng thời kết hợp với những liệu pháp thư giãn tốt cho sức khỏe tinh thần. Một số trường hợp cũng sẽ được khuyến khích áp dụng trị liệu tâm lý để mau chóng kiểm soát và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
Để cho quá trình điều trị bệnh có thể mang đến hiệu quả tốt nhất thì bệnh nhân cần phải kiên trì và thực hiện đúng theo các chỉ định của bác sĩ. Đôi khi quá trình chữa bệnh và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân trầm cảm cần phải duy trì một khoảng thời gian dài nên người bệnh cần phải thực sự cố gắng và nỗ lực. Cũng bởi sự quyết tâm của bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng đối với việc đẩy lùi các triệu chứng trầm cảm.
Cho đến hiện nay đã có đến hơn 90% các trường hợp người bệnh trầm cảm nhẹ được phục hồi sức khỏe và điều trị triệt để bệnh nhờ vào việc áp dụng đúng các biện pháp can thiệp. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu nhận biết của bệnh bạn cần chủ động hơn trong việc thăm khám và chẩn đoán tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để được hướng dẫn các điều trị tốt nhất.
Làm sao để vượt qua trầm cảm nhẹ?
Các triệu chứng của trầm cảm giai đoạn nhẹ tuy chưa biểu hiện một cách rõ ràng nhưng nếu bạn không biết cách kiểm soát thì chúng cũng có khả năng gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường về tâm lý bạn nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể cùng với chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Thông thường, vào giai đoạn trầm cảm nhẹ, người bệnh vẫn chưa cần phải sử dụng đến thuốc điều trị. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn một số biện pháp để bạn khắc phục ngay tại nhà. Cụ thể như:
1. Thường xuyên tập luyện thể dục
Thói quen tập luyện thể dục, vận động mỗi ngày không chỉ giúp cho cơ thể tăng cường được sức khỏe thể chất, nâng cao sức đề kháng mà còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình cải thiện bệnh trầm cảm mức độ nhẹ. Khi cơ thể được vận động đúng cách sẽ giúp giải phóng tốt năng lượng, tâm trạng cũng sẽ ổn định hơn.
Nhất là những trường hợp bệnh trầm cảm sẽ có xu hướng muốn ngồi yên một chỗ, không muốn vận động. Tình trạng này sẽ làm cho cơ thể thiếu linh hoạt, đồng thời gia tăng nguy cơ tiến triển bệnh nặng hơn. Lâu dần sẽ khiến cho cơ thể bị suy kiệt sức lực, người bệnh dần trở nên thiếu sức sống và không thể hoàn thành tốt bất kì công việc gì.
Cũng chính vì thế mà các chuyên gia thường khuyến khích bệnh nhân nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Trong rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng, việc tập luyện thể thao sẽ giúp cho cơ thể sản sinh ra nhiều hàm lượng hormone serotonin tạo sự hạnh phúc, giúp con người cảm thấy thoải mái và thư giãn hơn.
Để mau chóng đẩy lùi được các triệu chứng của trầm cảm nhẹ, bạn cần duy trì thói quen tập luyện thể thao 20 đến 30 phút mỗi ngày. Tùy vào độ tuổi, điều kiện và sức khỏe của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn những bộ môn phù hợp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga, thái cực quyền, tập gym,….
2. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Song song với việc tập luyện thể dục thường xuyên thì chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người. Đặc biệt là những người bệnh trầm cảm cần phải chú ý nhiều hơn đối với việc lựa chọn và xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng bệnh nhân trầm cảm nhẹ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm vào vitamin, khoáng chất có lợi cho não bộ. Đồng thời cần phải cân bằng được các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường bổ sung nhiều rau xanh, các loại trái cây, hoa củ quả tươi để tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.
Đồng thời, bệnh nhân cũng cần phải tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, những thực phẩm cay nóng, giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản hoặc sử dụng quá nhiều các loại gia vị như đường, muối,…Đặc biệt không được sử dụng các loại chất gây nghiện, chất kích thích như rượu bia, ma túy, thuốc lá, thuốc lắc để tránh làm cho tình trạng bệnh càng trở nặng.
3. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Trầm cảm và mất ngủ là hai tình trạng sức khỏe có mối liên hệ mật thiết với nhau. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy có đến hơn 80% các trường hợp người bệnh trầm cảm các giai đoạn nhẹ, vừa và nặng đều rơi vào trạng thái mất ngủ liên tục. Đồng thời mất ngủ cũng là một trong các yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và khiến cho căn bệnh này phát triển nghiêm trọng hơn.
Khi tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng cứ liên tục xuất hiện và kéo dài sẽ khiến cho sức khỏe người bệnh dần bị suy kiệt, gây ảnh hưởng đến chất lượng đời sống và các sinh hoạt hàng ngày của họ. Ngoài ra, đây cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ khiến cho chứng trầm cảm nhẹ phát triển mạnh mẽ thành các giai đoạn trầm cảm vừa và nặng với mức độ nguy hiểm cao hơn.
Cũng chính vì thế, để giúp cho các triệu chứng của bệnh trầm cảm mau chóng được kiểm soát thì người bệnh cần phải chú ý nâng cao chất lượng giấc ngủ của mình. Tốt nhất nên đảm bảo thời gian ngủ mỗi ngày từ 7 đến 8 tiếng, giấc ngủ phải sâu và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ mỗi ngày. Khi có được một giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp cho bạn có được một tinh thần sảng khoái, đầy năng lượng và sức sống.
Nếu bạn đang rơi vào trạng thái rối loạn giấc ngủ thì nên áp dụng một số biện pháp khắc phục như sau:
- Thay đổi phòng ngủ, lựa chọn nơi yên tĩnh, ít ánh sáng, nhiệt độ phòng vừa phải và dọn dẹp phòng sạch sẽ mỗi ngày.
- Rèn luyện thói quen ngủ và thức dậy cùng một thời điểm trong ngày, kể cả ngày nghỉ.
- Áp dụng các biện pháp thư giãn trước khi ngủ như yoga, nghe nhạc, đọc sách, massage, xoa bóp, ngâm chân với nước ấm,…
- Sử dụng tinh dầu thơm hoặc uống trà thảo mộc để giấc ngủ được trọn vẹn hơn.
4. Ngồi thiền
Mỗi ngày ngồi thiền từ 15 đến 30 phút cũng là một trong các biện pháp giúp bạn mau chóng thoát khỏi chứng trầm cảm nhẹ hiệu quả và an toàn. Thiền định được các chuyên gia đánh giá rất cao về công dụng giúp kiểm soát cảm xúc, cân bằng tâm trạng và cải thiện sức khỏe tổng thể cho người bệnh trầm cảm.
Vì thế, nếu bạn có thể duy trì thói quen ngồi thiền mỗi ngày sẽ giúp cho tinh thần được ổn định hơn, đồng thời giảm bớt các căng thẳng, áp lực. Thiền là một trạng thái tĩnh tâm kết hợp cùng với hơi thở sâu. Khi ngồi thiền cơ thể được thả lỏng hoàn toàn giúp cho máu huyết lưu thông, tinh thần thoải mái và nhẹ nhõm hơn.
Bên cạnh đó, việc ngồi thiền còn giúp cho người bệnh trầm cảm gia tăng khả năng tập trung, cải thiện trí nhớ. Trong quá trình thiền định bạn sẽ có thời gia để ngẫm về cuộc sống và đánh giá bản thân một cách tốt nhất để ngăn chặn các suy nghĩ tiêu cực. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho biết rằng ngồi thiền còn là phương pháp hỗ trợ rất tốt cho giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu giấc và ngon hơn.
5. Cởi mở trong việc giao tiếp, chia sẻ
Việc cần thiết nhất mà người bệnh trầm cảm nhẹ cần phải thực hiện đó chính là chủ động và cởi mở hơn trong việc giao tiếp, chia sẻ những vấn đề khó khăn của bản thân. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý cho biết rằng khi bạn có thể nói ra được những khúc mắc, vướng ngại, nỗi buồn trong lòng sẽ giúp phòng tránh và cải thiện tốt các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là chứng trầm cảm.
Do đó, nếu bạn đang rơi vào trạng thái trầm cảm mức độ nhẹ hãy cố gắng trò chuyện và tâm sự nhiều hơn với những người thân thiết, nhất là những người có suy nghĩ lạc quan, tích cực. Sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng và mệt mỏi bạn hãy dành thời gian để gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp, người thân và cùng họ trò chuyện.
Điều này không chỉ có thể giúp cho tinh thần và tâm trạng của bạn trở nên thoải mái hơn và còn hỗ trợ nâng cao khả năng giao tiếp, hàn gắn các mối quan hệ. Khi cảm thấy bế tắc, tuyệt vọng bạn hãy tìm gặp những người mà bản thân tin cậy nhất để chia sẻ với họ. Hãy cố gắng bước ra bên ngoài và cởi mở hơn để giảm bớt các lo âu và phiền muộn.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ của người thân
Khi mắc phải chứng trầm cảm ở giai đoạn nhẹ, nhiều người thường có xu hướng muốn sống khép kín, tự thu mình lại và tách biệt với xã hội. Họ thường cho rằng bản thân vô dụng, không xứng đáng và rất ngại việc làm phiền đến những người bên cạnh. Vì thế, khi gặp phải khó khăn hoặc bất kì trở ngại nào họ đều cố gắng tự chịu đựng và có xu hướng muốn che giấu đi mọi thứ.
Tuy nhiên, tình trạng này nếu cứ kéo dài sẽ làm cho người bệnh càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng và gia tăng nguy cơ tự sát. Vì thế, hãy cố gắng thoát ra khỏi những suy nghĩ bi quan và chủ động nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người khi cần thiết, đặc biệt là những lúc mệt mỏi, tuyệt vọng không lối thoát.
Các chuyên gia cho biết rằng, gia đình và người thân là yếu tố rất quan trọng đối với việc điều trị tình trạng trầm cảm, nhất là trầm cảm giai đoạn nhẹ. Sự quan tâm, chăm sóc, chia sẻ và giúp đỡ của những người bên cạnh chính là nguồn động lực lớn giúp cho bệnh nhân vượt qua được giai đoạn khó khăn này.
7. Học hỏi những điều mới lạ
Đa phần các trường hợp mắc bệnh trầm cảm dù ở giai đoạn nhẹ hay nặng đều có xu hướng muốn ở một mình, họ ngại phải thay đổi và gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với những điều mới lạ. Cũng chính vì thế mà họ thường bị lún sâu vào những suy nghĩ cũ, các lối mòn và không thể thoát ra được.
Do đó, để có thể nhanh chóng đẩy lùi những triệu chứng tiêu cực mà trầm cảm gây ra thì bạn cần phải đủ dũng cảm để cùng thử sức với những điều mới mẻ. Bạn có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản mà trước giờ bản thân chưa từng trải nghiệm. Tham gia các hoạt động, câu lạc bộ dựa theo sở thích cũng là một gợi ý rất tuyệt vời.
Vào những thời gian rảnh rỗi bạn có thể thử một số hoạt động thú vị như nấu ăn, đọc sách, vẽ tranh, chăm sóc cây cảnh, đi du lịch, ca hát, sáng tác nhạc, viết nhật ký,….Tốt nhất là bạn nên đặt ra mục tiêu cụ thể cho những việc mà bản thân chuẩn bị làm để có thể nhiều động lực hoàn thành chúng.
8. Gặp chuyên gia tâm lý
Để giúp cho quá trình điều trị trầm cảm giai đoạn nhẹ được hiệu quả hơn thì người bệnh cũng có thể tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn tâm lý. Khi có thể trò chuyện và trao đổi với các chuyên gia/ nhà trị liệu sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Ngoài ra, nhờ vào những kỹ thuật chuyên môn mà các chuyên gia sẽ giúp cho người bệnh nhận biết được những suy nghĩ, hành vi sai lệch của bản thân và điều chỉnh chúng theo hướng tích cực hơn.
Thông qua các buổi trò chuyện, chuyên gia sẽ tìm hiểu được tận gốc nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm và giúp bạn điều trị dứt điểm. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp và những kỹ năng cần thiết để xử lý tốt trước những khó khăn trong cuộc sống.
Hi vọng qua bài viết này bạn đọc sẽ biết thêm thông tin về chứng bệnh trầm cảm cũng như các dấu hiệu nhận biết sớm ở giai đoạn nhẹ. Trầm cảm nhẹ tuy ít nghiêm trọng nhưng cũng cần được quan tâm và kịp thời khắc phục để hạn chế các nguy cơ tiến triển lên mức độ nghiêm trọng hơn.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!