Trầm cảm nhẹ nên làm gì để vượt qua?
Theo nhận định của các chuyên gia thì ai cũng có nguy cơ trải qua tình trạng trầm cảm nhẹ ít nhất một lần trong đời. Vậy khi bị trầm cảm nhẹ nên làm gì để vượt qua?
Trầm cảm nhẹ là gì?
Trầm cảm nhẹ là giai đoạn mới phát của bệnh, các triệu chứng buồn bã, lo lắng, mệt mỏi cũng không được thể hiện rõ ràng và cụ thể. Thông thường, mỗi người đều có thể trải qua giai đoạn trầm cảm nhẹ khi phải đối diện với những biến cố, áp lực, căng thẳng kéo dài.
Tuy rằng tình trạng trầm cảm nhẹ không quá nguy hiểm, sức khỏe và tinh thần của người bệnh cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng nếu người bệnh chủ quan, không kịp thời ngăn chặn và điều trị sẽ làm gia tăng nguy cơ biến chuyển thành trầm cảm nặng.
Những người bệnh trầm cảm nhẹ thường có một số biểu hiện như buồn bã, chán nản, tuyệt vọng, không muốn tham gia vào các công việc, hoạt động thường ngày. Mức độ biểu hiện của những triệu chứng này cũng không được rõ ràng, lúc có lúc không nên hầu như người bệnh khó có thể nhận biết được ngay từ đầu.
Trầm cảm nhẹ có tự khỏi được không?
Trầm cảm nhẹ có tự khỏi được không? Nhiều người luôn nghĩ rằng, trầm cảm nhẹ có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần áp dụng các phương pháp điều trị. Trong thực tế vẫn có trường hợp này xảy ra nhưng chỉ chiếm số ít. Hầu hết các trường hợp bệnh trầm cảm cần phải được thăm khám và áp dụng các phương pháp phù hợp để kiểm soát và điều trị hiệu quả.
Tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, các tình trạng trầm cảm nhẹ có thể được hướng dẫn điều trị tại nhà, áp dụng liệu pháp tâm lý trị liệu hoặc kết hợp cùng một số loại thuốc. Dù sử dụng bất kì biện pháp điều trị nào cũng đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì và tuân thủ đúng theo các chỉ định của bác sĩ mới có thể đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Theo thống kê cho biết rằng, hiện này có khoảng hơn 90% các trường hợp bệnh trầm cảm nhẹ được điều trị hoàn toàn nhờ vào các phương pháp chữa bệnh thích hợp. Do đó, khi nhận thấy được các dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm đến gặp chuyên gia để được đưa ra lời khuyên tốt nhất. Việc để bệnh diễn biến theo hướng tự nhiên cũng sẽ làm gia tăng nguy cơ khiến cho bệnh trầm trọng hơn.
Trầm cảm nhẹ nên làm gì để vượt qua?
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm nhẹ cũng làm cho người bệnh dần thay đổi về cuộc sống, những suy nghĩ tiêu cực, bi quan bắt đầu xuất hiện và làm rối loạn cuộc sống của họ. Do đó, việc nắm được cách để vượt qua giai đoạn này là vô cùng cần thiết.
Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn có thể cải thiện được các triệu chứng trầm cảm nhẹ hiệu quả mà không cần sử dụng đến thuốc.
1. Luyện tập thể dục thể thao
Việc thường xuyên vận động sẽ giúp cơ thể được giải phóng năng lượng và cải thiện tâm trạng tốt hơn. Đặc biệt là những bệnh nhân bị trầm cảm thường không muốn di chuyển, thích ngồi hoặc nằm yên một chỗ khiến cho cơ thể thiếu sức sống. Vì thế, để cải thiện nhanh các triệu chứng buồn bã, mệt mỏi bạn cần rèn luyện thói quen tập thể dục mỗi ngày.
Lời khuyên tốt nhất cho người bệnh đó chính là dành ra khoảng 30 phút để tập luyện các môn thể thao yêu thích, phù hợp với sức khỏe. Người bệnh nên cố gắng vận động vào buổi sáng để có được năng lượng hoạt động cho cả ngày dài. Các bệnh nhân trầm cảm nhẹ nên lựa chọn không gian thoáng mát, có ánh sáng dịu nhẹ để tiến hành tập luyện.
Một số môn thể thao mà người bệnh trầm cảm có thể áp dụng ngay tại nhà như chạy bộ, đạp xe đạp, nhảy dây, cầu lông, yoga, thiền,…Khi cơ thể được vận động sẽ giúp các hormone trong não bộ được cân bằng và ổn định, kiểm soát tình trạng căng thẳng, tiêu cực một cách hiệu quả.
2. Ngồi thiền
Như đã nói trên, thiền cũng là một trong các bộ môn mà người bệnh trầm cảm nên tiến hành áp dụng ngày tại nhà. Phương pháp thiền định sẽ giúp cho tâm trạng con người được ổn định và cân bằng hơn. Khi cơ thể được thả lỏng và tĩnh tâm sẽ làm dịu bớt các áp lực, căng thẳng, lo âu.
Bên cạnh đó, việc ngồi thiền còn giúp cho người bệnh dễ tập trung hơn, có thời gian để suy nghĩ về bản thân từ đó ngăn chặn được những suy nghĩ sai lệch. Bạn cũng nên ngồi thiền khoảng 10 đến 15 phút vào buổi tối trước khi đi ngủ để giấc ngủ được dễ chịu và thoải mái hơn.
3. Xây dựng giấc ngủ hợp lý
Giấc ngủ là nguyên nhân và cũng là yếu tố có khả năng làm cho căn bệnh trầm cảm nhẹ diễn biến phức tạp hơn. Đa phần những đối tượng bệnh đều sẽ rơi vào trạng thái mất ngủ, ngủ không ngon giấc gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần và sức khỏe thể chất. Việc mất ngủ thường xuyên và kéo dài sẽ làm cho con người dễ bị căng thẳng, tinh thần không được thoải mái, dễ kích động, khó chịu.
Cũng vì lý do đó mà những trường hợp bị trầm cảm nhẹ nên chú ý hơn về giấc ngủ của mình. Bạn cần sắp xếp công việc, học tập một cách hợp lý để dành thời gian cho việc nghỉ ngơi. Một giấc ngủ trọn vẹn và đầy đủ sẽ giúp cho bạn cảm thấy thoải mái, cơ thể cũng tràn đầy năng lượng, giảm nhanh các suy nghĩ tiêu cực.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn đó chính là lựa chọn chỗ ngủ thoải mái, dễ chịu, yên tĩnh. Không nên sử dụng các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại, tivi,…trước khi ngủ. Nếu khó có thể chìm vào giấc ngủ bạn nên áp dụng các biện pháp tự nhiên như uống sữa nóng, uống trà thảo mộc, ăn thực phẩm dễ ngủ,…Tuyệt đối không được lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần.
4. Giao tiếp cởi mở
Việc giao tiếp, trò chuyện và gặp gỡ bạn bè, người thân thường xuyên cũng giúp cho các triệu chứng của bệnh trầm cảm nhẹ được thuyên giảm đáng kể, đồng thời sẽ giúp bạn gia tăng kỹ năng giao tiếp và có thêm nhiều mối quan hệ. Bạn nên học cách chia sẻ và tâm sự để giải tỏa được các vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, hạn chế áp lực, căng thẳng kéo dài.
Thay vì ngồi đối diện với 4 bức tường ảm đạm thì bạn nên bước ra ngoài để có thể trò chuyện và giao lưu với nhiều người. Nếu có thể thực hiện được điều này sẽ làm cho các gánh nặng tâm lý được tháo gỡ, đồng thời người bệnh sẽ không còn những suy nghĩ tiêu cực và bi quan.
5. Chia sẻ với người thân trong gia đình
Những người thân yêu trong gia đình luôn là điểm tựa vững chắc cho mỗi chúng ta. Do đó, khi gặp phải bất kì trở ngại hoặc khúc mắc nào bạn cũng nên tìm cách để tâm sự và chia sẻ với họ. Điều này sẽ giúp bạn trút bỏ các gánh nặng trong lòng và có được nhiều lời khuyên hữu ích để bạn có thể vượt qua chúng một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, những người thân xung quanh cũng nên động viên, đồng hành cùng với người bệnh để có có thể động lực để chống lại căn bệnh quái ác này. Tốt nhất những người xung quanh nên cùng họ thực hiện các biện pháp cải thiện và thường xuyên nhắc nhở họ để tránh tình trạng bỏ cuộc giữa chừng.
6. Học hỏi những điều mới lạ
Xu hướng chủ yếu của những đối tượng bệnh trầm cảm nhẹ đó chính là việc ngại thay đổi, không muốn làm mới bản thân. Tuy nhiên thay vì cứ đâm đầu vào một lối suy nghĩ tiêu cực, bạn nên thử thách chính mình với những điều mới mẻ. Bạn có thể tham gia vào các câu lạc bộ hoặc thử làm một việc gì đó mà trước giờ mình mong muốn.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xây dựng lại những thói quen hoặc hoạt động mà mình đã từng yêu thích trước đây như nấu ăn, nghe nhạc, xem phim, đọc sách, đi du lịch,….Điều này sẽ giúp bạn nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn, nhận thấy được bản thân có ích và dần cải thiện được cảm xúc.
7. Tìm đến chuyên gia tâm lý
Một trong các phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất cho những đối tượng bệnh trầm cảm nhẹ đó chính là tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý. Hiện nay, các bác sĩ điều trị thường áp dụng liệu pháp tâm lý trị liệu, tức là trò chuyện và trao đổi trực tiếp với bệnh nhân. Bằng phương pháp này các chuyên gia sẽ lắng nghe và thấu hiểu được những khúc mắc của người bệnh.
Sau khi nhận định và hiểu được vấn đề của bệnh nhân, các bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra một số lời khuyên phù hợp để người bệnh có thể cân bằng và ổn định được cảm xúc của mình. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ giúp cho bệnh nhân hiểu được các hành vi, suy nghĩ tiêu cực của bản thân và tìm cách tháo gỡ chúng.
Sau khi các triệu chứng của trầm cảm nhẹ được thuyên giảm, người bệnh cũng nên duy trì thói quen đến gặp các chuyên gia tâm lý để có thể kiểm soát được bệnh tình và vững niềm tin hơn về cuộc sống. Khi nhận thấy bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục thì các chuyên gia có thể hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát cảm xúc và ngưng quá trình điều trị.
Những thông tin của bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc biết được các bí quyết để có thể vượt qua tình trạng trầm cảm nhẹ. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tiến hành thăm khám và chẩn đoán bệnh cụ thể tại các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để có được lời khuyên thích hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!