Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết và Điều Trị
Thống kê cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh đang ngày càng tăng cao mặc dù đã được báo chí và truyền thông cảnh báo rất nhiều. Trầm cảm sau sinh có thể gây ra rất nhiều hậu quả nặng nề, thậm chí là dẫn đến nguy cơ tự tử rất cao nếu không được sớm can thiệp và điều trị kịp thời.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Sau thời kỳ sinh nở, người phụ nữ có rất nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý. Lúc này sức khỏe người mẹ rất yếu lại thêm việc phải nuôi con, cho con bú khiến mẹ càng thêm mệt mỏi. Những yếu tố cả bên trong và bên ngoài tác động khiến tâm lý mẹ rất dễ bị suy sụp. Nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách rất dễ dẫn đến nguy cơ gây trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression)
Thực tế cho thấy trong vài tuần đầu sau sinh hầu hết phụ nữ đều có những rối loạn cảm xúc như thay đổi tính cách, dễ tức giận cáu gắt, dễ khóc nhiều hơn. Tuy nhiên sau thời điểm đó nếu được chăm sóc đầy đủ cả về mặt tinh thần lẫn thể chất thì mẹ sẽ nhanh chóng quay trở lại như ban đầu. Ngược lại nếu thời điểm này không quan tâm các mẹ bỉm đúng các thì rất dễ để lại hậu quả xấu. Thống kê cho thấy có trên 20% phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm.
Postpartum Depression được đặc trưng bởi sự suy giảm về khí sắc, tinh thần, người mẹ luôn trong trạng thái buồn bã, chán nản, tuyệt vọng. Người mẹ bộc lộ rõ sự thay đổi về mặt tính cách, chẳng hạn ít nói, lầm lì, không muốn giao tiếp, dễ cáu giận, không muốn ai ở gần con.. Tùy vào từng người mà mức độ biểu hiện khác nhau, tuy nhiên điểm chung đều là các vấn đề cực kỳ nguy hiểm.
Những nguyên nhân hàng đầu dễ dẫn tới hội chứng tâm lý nguy hiểm này bao gồm
- Sự thay đổi hormone đột ngột: sự sụt giảm nồng độ hormone progesterone và estrogen được cho là có liên quan chính đến tác nhân khiến tâm sinh lý của các chị em bị thay đổi, được biểu hiện bằng trạng thái dễ tức giận, cáu gắt, khó chịu
- Di truyền: Các nghiên cứu cho thấy nếu trước đó trong gia đình có người bị trầm cảm thì tỷ lệ đời sau mắc bệnh cũng rất cao. Các triệu chứng trầm cảm có thể chưa được bộc lộ trước đó những bắt đầu gặp các yếu tố thuận lợi vào thời điểm mang thai và sinh nở nên bắt đầu bùng phát mạnh mẽ hơn.
- Tiền sử về các vấn đề tâm lý trước đó: trầm cảm khi mang thai hay những người có các vấn đề tâm lý trước đó, có những suy nghĩ tiêu cực thì cũng là đối tượng hàng đầu dễ mắc bệnh.
- Mất ngủ: những cơn đau sau khi sinh cùng sự thay đổi hormone, sự nhạy cảm quá mức của các cơ quan cũng dễ khiến mẹ bị mất ngủ. Ngoài ra việc chăm sóc trẻ sơ sinh thường phải dễ thức đêm do con quấy khóc, con ốm, con đói khiến mẹ có thể mất nhiều đêm không ngủ làm cả tinh thần và thể chất đều suy giảm nghiêm trọng.
- Chưa chuẩn bị tâm lý: người mới mang thai lần đầu, mang thai bất ngờ, mang thai khi còn quá trẻ và chưa kịp chuẩn bị tâm lý phải loay hoay giữa rất nhiều vấn đề phát sinh, cảm giác như cuộc sống thay đổi hoàn toàn, nếu không có người hỗ trợ và điều chỉnh kịp thời rất dễ gây ra cảm giác suy sụp, khó khăn
- Các yếu tố khách quan: những xích mích vợ chồng, tranh cãi giữa mẹ chồng nàng dâu, thiếu sự quan tâm của mọi người xung quanh, bị chê trách về việc nuôi con, lo lắng về tài chính, phải nuôi con 1 mình, những lời nói của những người xung quanh đều có thể tác động rất xấu đến tâm trạng của mỗi người mẹ, đặc biệt là những người mới sau thời điểm sinh nở tinh thần còn đang rất yếu.
- Sự mặc cảm sau sinh: mang thai và sinh nở khiến phụ nữ ngày càng trở nên xồ xề, xấu xí, sa dẻ sạm đi và nhiều mụn. Phụ nữ luôn muốn mình phải xinh đẹp và sự thay đổi về ngoại hình này khiến tinh thần các chị em suy sụp. Một số người sẽ ép buộc bản thân phải ăn kiêng hay giảm cân nhưng không thành công sẽ càng làm tinh thần thêm bức bối và dễ dẫn đến trầm cảm.
Mỗi người có một xu hướng tính cách riêng và sức khỏe tinh thần cũng khác nhau vì thế rất khó để hoàn toàn xác định được đâu chính xác là nguyên nhân gây bệnh trên tất cả mọi người. Có những người dù có con ngoài ý muốn, nuôi con một mình nhưng do bản tính vốn mạnh mẽ, có suy nghĩ lạc quan nên họ vẫn vô cùng khỏe mạnh. Tuy nhiên có những người dù được sự quan tâm của những người thân xung quanh nhưng họ lại cảm thấy đó là áp lực khiến tinh thần cũng rất mệt mỏi.
Biểu hiện của trầm cảm sau sinh
Tùy từng giai đoạn và từng đối tượng mà các triệu chứng trầm cảm khác nhau. Có những người thể hiện rõ sự u buồn tuyệt vọng ra bên ngoài từ sớm nhưng cũng có người luôn cố gắng giữ trạng thái bình thường dẫn đến khi được phát hiện thì bệnh đã khá nặng. Bản thân người bệnh có thể nhận ra được các vấn đề của bản thân và cố gắng thoát khỏi nó nhưng thường thất bại. Việc điều trị trầm cảm sau sinh sớm cần có sự quan tâm rất lớn từ những người thân bởi nếu chỉ đợi bản thân người bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ là rất khó.
Các dấu hiệu điển hình của những phụ nữ sau sinh bị trầm cảm bao gồm
- Khí sắc u buồn, người bệnh luôn trong tình trạng buồn bã, u uất, tuyệt vọng như không còn cảm thấy bất cứ niềm vui nào xung quanh
- Ít quan tâm đến những thứ xung quanh, ít cười nói, thậm chí không buồn nói chuyện suốt cả ngày
- Ăn uống không ngon hoặc ăn nhiều một cách quá mức, cân nặng thay đổi chóng mặt, thường là sụt cân trầm trọng
- Da dẻ xanh xao thiếu sức sống
- Thường có tâm trạng buồn phiền, lo lắng, dễ tức giận, dễ bị kích thích, dễ cáu kỉnh
- Luôn trong trạng thái uể oải mệt mỏi không muốn làm gì khác, chỉ muốn nằm suốt cả ngày
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không được hoặc ngủ quá nhiều
- Mất tập trung, có cảm giác luôn lo lắng sợ hãi mơ hồ một điều gì đó, đôi khi dù con khóc hay có người gọi ở bên cũng không nghe thấy
- Cảm thấy muốn khó và có thể khóc bất cứ lúc nào cho dù không có bất cứ vấn đề gì tác động
- Trí nhớ suy giảm, không nhớ được những gì mình đã nói, đã làm
- Khó khăn khi phải đưa ra một kết luận nào đó
- Ngại gặp gỡ hay giao tiếp với những người xung quanh, đôi khi bao gồm cả những người thân
- Thờ ơ cảm thấy xa cách với con, một số người có thể cho rằng chính con là người khiến bản thân như vậy. Một số người có xu hướng chăm sóc con quá mức, không muốn cho ai lại gần hay bế con, chỉ muốn ôm con ở bên, thậm chí sợ việc tắm rửa có thể làm gây hại cho con
- Cảm thấy đau nhức cơ thể dù không rõ nguyên nhân
- Mất ham muốn tình dục
- Cảm thấy tự ti về bản thân, cho rằng mình xấu xí, kém cỏi và vô dụng
- Cảm thấy muốn tự tử hoặc muốn giết con
Hầu hết ngay từ giai đoạn đầu rất khó để những người xung quanh nhận biết mẹ bỉm đang gặp vấn đề về tâm lý. Nhiều người chỉ cho rằng đấy là do sự thay đổi tính cách thất thường, không quá nguy hiểm, thậm chí còn tức giận và đối xử khó khăn với những người phụ nữ khiến cho tâm trạng của họ càng trở nên tồi tệ hơn.
Hậu quả do trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh được cảnh báo là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho chính bản thân người bệnh và cả những người xung quanh. Bản thân người mẹ khi mắc chứng trầm cảm có thể khiến sức khỏe suy yếu, tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, suy giảm hệ miễn dịch đồng thời tăng nguy cơ rất nhiều các vấn đề tâm thần khác. Trong trạng thái lo lắng tuyệt vọng cực độ, mẹ có thể tự tử hoặc giết hại chính con mình để giải tỏa những căng thẳng áp lực của bản thân.
Trong khi đó trẻ sơ sinh có mẹ bị trầm cảm không chỉ chậm phát triển về thể chất mà còn dễ gặp phải các vấn đề về tinh thần khác. Bé có thể có những nhận thức, hành vi sai lệch hoàn toàn với cuộc sống hoặc gặp phải các vấn đề xã hội khác, chẳng hạn như khó khăn trong việc kết bạn. Ngoài ra trong trường hợp mẹ có các hành vi sát hại bé nhưng không thành có thể ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con.
Cần chú ý rằng bản thân chính những người bệnh có thể hiểu được vấn đề của mình nhưng họ vẫn sát hại con không phải vì mang tính thù hằn mà là do họ thương con. Họ muốn tự tử nhưng sợ rằng nếu để con lại một mình thì sẽ không ai chăm sóc, không ai yêu thương nên muốn đưa con theo, không muốn con khổ sở. Có những người còn có suy nghĩ sát hại những người khác trong gia đình như chống hay cha mẹ.
Ngoài ra, không chỉ phụ nữ mà những người cha, người chồng cũng có thể bị trầm cảm. Do việc có thêm một thành viên, sự thay đổi của vợ cũng khiến họ cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên do bản tính sẵn có của nam giới là sự mạnh mẽ nên họ ít khi bị tác động quá nhiều hoặc có thể biến mất nhanh chóng các biểu hiện không phù hợp.
Hướng điều trị trầm cảm sau sinh
Việc điều trị trầm cảm sau sinh không phải là một việc dễ dàng và nhanh chóng mà cần thực sự kiên trì. Với bệnh lý tâm thần này cần có sự phối hợp giữa việc dùng thuốc, trị liệu tâm lý cùng với sự hỗ trợ của cả gia đình và xã hội. Càng điều trị bệnh sớm thì càng có tiên lượng tốt, tránh để lại những hệ quả xấu về sau này.
Điều trị y khoa
Gia đình cần sớm đưa người mẹ đến những bệnh viện có chuyên khoa riêng để đảm bảo chẩn đoán chính xác nhất. Thực tế việc dùng thuốc không thể điều trị khỏi bệnh nhưng vẫn vô cùng cần thiết để kiểm soát nhẹ các triệu chứng, ngăn ngừa các hành vi tiêu cực khác như tự tử. Tất nhiên việc dùng thuốc cũng không thể giúp tâm trạng bệnh nhân vui ngay trở lại mà chỉ giúp bệnh nhân ở trạng thái lâng lâng – không quá vui mà cũng không quá buồn.
Mặc dù vậy việc dùng các loại thuốc chống trầm cảm cho phụ nữ sau sinh vẫn còn rất nhiều hạn chế do có rất nhiều tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng đến thai nhi thông qua đường sữa mẹ. Một số nhóm thuốc có thể dùng như nhóm benzodiazepin (Sertraline, Paroxetine, Venlafaxine, Fluoxetine, Mirtazapine,…), thuốc an thần hay các nhóm thuốc bình thần (Clonazepam, Bromazepam)..
Tốt nhất người bệnh không nên tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không có các chỉ định từ bác sĩ. Việc dùng thuốc cũng cần có sự giám sát nhắc nhở của gia đình nhằm tránh trường hợp bản thân người bệnh quên hay dùng quá liều thuốc để giảm các triệu chứng. Ngoài ra người mẹ nên vắt sữa sẵn trong thời điểm chưa dùng thuốc để con có thể bú sữa này, tránh việc lẫn với các chất từ thuốc vào sữa mẹ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
Trị liệu tâm lý
Trong điều trị trầm cảm, trị liệu tâm lý là biện pháp được ưu tiên hàng đầu. Với những bệnh nhân có thể phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu hoàn toàn có thể cải thiện các triệu chứng thông qua trị liệu tâm lý mà không cần dùng đến thuốc. Tuy nhiên vẫn cần có sự hợp tác rất lớn từ bệnh nhân để có kết quả điều trị tốt nhất.
Mục tiêu chính của việc trị liệu nhằm giúp bệnh nhân hiểu được về các vấn đề của bản thân, hiểu được sự lo lắng sợ hãi của họ là vô cớ, từ đó có thể kiểm soát dần những suy nghĩ, hành vi tiêu cực của bản thân. Thông qua trị liệu, người mẹ dần có thể làm chủ được bản thân, dành cho con sự quan tâm chăm sóc phù hợp, hướng đến đời sống vui vẻ lạc quan tích cực hơn từ đó dần dần giảm được các triệu chứng xấu.
Trong thời gian đầu việc trị liệu có thể tốn rất nhiều thời gian do bản thân người bệnh chưa thực sự có sự tin tưởng, mở lòng với bác sĩ. Tuy nhiên dần dần bằng sự chuyên môn và kinh nghiệm của mình, các bác sĩ sẽ dần dỡ bỏ lớp rào chắn trong tâm hồn để bệnh nhân có thể sống thực với cảm xúc của bản thân, sẵn sàng phối hợp với các yêu cầu từ bác sĩ, khi đó việc điều trị sẽ có kết quả cực kỳ nhanh chóng.
Rất cần có sự hỗ trợ của gia đình và xã hội
Mặc dù đã được truyền thông lên tiếng cảnh báo rất nhiều tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ về căn bệnh. Nhiều phụ huynh cho rằng đây chỉ là do thay sự thay đổi tính cách nhất thời, sau này sẽ tự khỏe lại cộng với những lời đàm tiếu xung quanh khiến tâm trạng bà bầu vốn đã tệ nay càng tệ hơn. Do đó để việc điều trị thực sự có hiệu quả rất cần phải có sự hỗ trợ từ gia đình và những người xung quanh để làm giảm tối đa các hệ lụy có thể xuất hiện.
Cụ thể để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh đồng thời hỗ trợ cho việc cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, gia đình cần chú ý những vấn đề sau
- Tạo không gian nghỉ ngơi thoải mái cho mẹ sau sinh
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để các mẹ bỉm nhanh lại sức, tuy nhiên tránh việc ép ăn quá nhiều một món ăn nào đó khiến các bà mẹ bị ngán
- Tránh nói những lời chê trách như “đẻ xong béo quá”, “con gầy quá”.. có thể khiến tâm lý các bà đẻ không vui và dễ gặp áp lực tâm lý vô hình. Thay vào đó hãy luôn dành những lời khuyến khích động viên người mẹ, dành cho họ những lời khen, lời cảm ơn vì sự cố gắng của họ
- Lắng nghe những gì họ muốn và chia sẻ cảm xúc với những bà đẻ
- Giúp đỡ người mẹ trong việc chăm sóc con cái, dành thời gian nhiều hơn để họ có một giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc
- Giúp bà đẻ thư giãn bằng những câu chuyện vui vẻ, dành tặng những món quà hoặc giữ gìn phòng ốc, sạch sẽ, không giãn yên tĩnh khi ngủ cũng đủ để cung cấp một nguồn năng lượng tràn trề
- Tránh để những lời nói hay câu chuyện mang tính chất tiêu cực tác động xấu đến tâm lý bà đẻ
- Luôn cố gắng dành tình yêu thương chân thành để bà đẻ có thể thực sự hiểu và cảm nhận được
Bên cạnh đó bản thân chính những người phụ nữ sau thời kỳ sinh nở cần phải hiểu và giúp đỡ chính mình. Bởi chỉ bạn mới có thể biết được cảm xúc hiện tại của bản thân là gì. Nếu không thể nào loại bỏ được những điều tiêu cực diễn ra trong đầu hãy sớm tìm đến sự giúp đỡ từ chồng hay những người xung quanh bởi sẽ luôn có một người hết lòng yêu thương bạn dù cho bạn là ai, bạn đang gặp vấn đề gì.
Một số biện pháp mà phụ nữ nên thực hiện và gia đình cũng cần hỗ trợ khuyến khích các bà đẻ thực hiện hằng ngày như
- Nghỉ ngơi là rất cần thiết nhưng tránh việc nằm quá nhiều, hãy đứng dậy và đi lại sẽ thấy cơ thể nhanh chóng khỏe khoắn hơn
- Coi trọng giấc ngủ, cần phải ngủ đủ giấc mỗi ngày
- Sau thời gian ở cữ nên luyện tập thể dục thể thao đơn giản, tuy nhiên nếu sợ nhiễm lạnh có thể đi bộ hằng ngày trong nhà cũng rất tốt
- Tắm với nước ấm hay massage toàn thân trước khi đi ngủ cũng là cách giúp cả cơ thể và tinh thần được thư giãn
- Tâm sự và chia sẻ cảm xúc với những người thân
- Nếu gặp khó khăn trong việc nuôi dạy, chăm sóc con hay xin tư vấn từ những người chị, người mẹ đi trước để được giúp đỡ
- Yêu thương bản thân mình hơn
- Nếu cảm thấy bức bối và muốn khóc, có thể học cách kiểm soát cảm xúc chẳng hạn như khóc hay viết nhật ký cũng là cách tốt
- Ăn uống đầy đủ chất mỗi ngày
- Cố gắng học cách suy nghĩ lạc quan và tích cực hơn
Trầm cảm sau sinh có thể tiềm ẩn có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu nếu cần loại bỏ càng sớm càng tốt. Gia đình cần dành thời gian quan tâm nhiều hơn để nhanh chóng phát hiện các vấn đề bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời. Bản thân mỗi gia đình khi chuẩn bị chào đón một thành viên mới nên tham gia học tập các lớp học tiền sản để chuẩn bị sẵn sàng tinh thần và có thể phòng tránh tối đa các vấn đề tâm lý nguy hiểm này.
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM
Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh
Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp
- Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 096 589 8008
- Website: tamlytrilieunhc.com
- Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!