Trầm cảm tự sát – hồi chuông cảnh báo “dấu chấm kết thúc cuộc đời”!

Sự thật nghe có vẻ đau đớn và nghiệt ngã đấy nhưng khó cũng vẫn phải chấp nhận rằng “trầm cảm tự sát” chính là “hung thủ giết người” một cách âm thầm nhưng dứt khoát nhất. Không biết từ bao giờ, trầm cảm đã trở thành tiếng chuông mà mỗi khi cất lên nghĩa là nó đang muốn đặt “dấu chấm kết thúc cuộc đời” cho một ai đó.   

Trầm cảm giống như tiếng chuông cảnh báo kết thúc cuộc đời cho người bệnh

Thực trạng trầm cảm tự sát hiện nay

“Trầm cảm tự sát” không còn là hành động quá xa lạ khi được nghe nói, nhắc đến hiện nay. Từ một căn bệnh tâm trí mà ở nhiều cộng đồng, trầm cảm không được coi là một bệnh lý thực sự mà chỉ là sự khiếm khuyết trong tính cách. Sức khỏe tinh thần là tình trạng sức khoẻ mà mỗi cá nhân đều nhận thức khả năng của mình, có khả năng đối phó với những căng thẳng trong đời sống, làm việc hiệu quả, biết quan tâm, chia sẻ và thể hiện cảm xúc với những mối liên hệ xung quanh. Song, xã hội càng phát triển thì những áp lực xoay quanh nhu cầu, mong muốn của con người cũng cứ thế tăng lên. Điều đó vô hình mở ra cánh cửa mới cho cảm xúc tiêu cực và trầm cảm xâm chiếm con người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, số người chống chọi với các bệnh rối loạn tâm thần hiện nay vượt quá 300 triệu, tức khoảng 4,4% dân số thế giới. Trầm cảm là căn bệnh dẫn đầu, là nguyên nhân  của hơn 800 ngàn vụ tự sát mỗi năm. Năm 2020, trầm cảm được cho là nhóm bệnh nguy hiểm thứ hai, chỉ sau các bệnh tim mạch, ở mức độ ảnh hưởng cuộc sống con người. Việt Nam tất nhiên cũng không ngoại lệ. Theo WHO, hơn 3,5 triệu người Việt phải chống chọi các chứng rối loạn tâm thần, 40 ngàn người trong số đó chọn cách chấm dứt cuộc sống mỗi năm. Tỷ lệ này cao hơn gấp 3 – 4 lần so với số ca tử vong vì tai nạn giao thông và gần gấp đôi số người chết vì thuốc lá mỗi năm.

Kết quả điều tra quốc gia năm 1999 – 2000 cho biết:

  • Tỷ lệ dân số mắc phải các bệnh tâm thần phổ biến là 15%. Nhưng số liệu điều tra gần đây nhất năm 2017 thì cập nhật khoảng 30% dân số nước ta có rối loạn tâm thần, tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%.
  • Ước tính có khoảng 200 người khám và điều trị vì bệnh trầm cảm trong một ngày. WHO chia sẻ rằng, cứ 40 giây là có một người quyết định tự sát vì trầm cảm. 

Nguy hiểm hơn, theo nhiều báo cáo cho thấy có đến 80% người mắc các chứng trầm cảm không được phát hiện. Có nghĩa là, cứ 10 người mắc bệnh trầm cảm thì chỉ có 2 người được biết đến và tiếp nhận điều trị. Thống kê cũng cho thấy cứ ba người thì có một người từng trải qua các bất ổn về tinh thần, tập trung nhiều ở lứa tuổi thiếu niên và tiền trưởng thành. Nhiều nghiên cứu cũng xác nhận, tỷ lệ nữ giới khi bị trầm cảm sẽ có ý định tự tử nhiều hơn nam giới, nhưng tỷ lệ tử vong ở nam giới lại nhiều hơn do sử dụng hình thức kết thúc cuộc đời một cách quyết liệt và bạo lực.

Trầm cảm và những con số biết nói là nỗi ám ảnh với cộng đồng hiện nay

Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) đã nghiên cứu được: khoảng 8-29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên mắc bệnh về sức khỏe tinh thần. Có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên mắc phải các bệnh tâm lý. Nhưng chỉ 20% trong số đó được phát hiện và tiếp nhận sự quan tâm, hỗ trợ điều trị cần thiết.

Một thống kê tại Việt Nam chỉ ra có đến 6% dân số tại thành phố Hồ Chí Minh mắc bệnh trầm cảm. So với trước kia, tỷ lệ người bị trầm cảm rơi vào độ tuổi từ 60-65 thì hiện nay, căn bệnh này ngày càng trẻ hoá với độ tuổi từ 15-27. Tại các cơ sở y tế chuyên khoa tại Việt Nam, số người đến thăm khám và điều trị các bệnh về sức khỏe tinh thần, trầm cảm tăng 20-30%. 

Những con số biết nói ấy cho thấy tình hình bệnh lý về rối loạn cảm xúc, lo âu, buồn chán, đặc biệt là trầm cảm tự sát không còn là chứng bệnh đơn giản và có thể xem nhẹ. Nếu những dữ kiện và số liệu này ngày một tăng lên trong tương lai, thì nguy cơ của sự bùng nổ cực lớn đối với xã hội về căn bệnh trầm cảm sẽ là mối lo ngại vô cùng đáng sợ. Đặc biệt là tỷ lệ tử vong do trầm cảm tự sát mỗi năm trên thế giới cũng sẽ ngày một lớn dần lên.

Dấu hiệu và biểu hiện của trầm cảm tự sát

Trầm cảm là sát thủ thầm lặng trong xã hội hiện đại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm tự sát từ nội sinh cho đến các tác động từ bên ngoài. Mức độ và triệu chứng trầm cảm thay đổi theo cá nhân và thời gian, có người ban đầu bị trầm cảm nhẹ nhưng thời gian gia tăng tình trạng bệnh nặng thì nhanh chóng. Nhưng, ở mức độ nào thì trầm cảm đều có khả năng khiến người bệnh rơi vào trạng thái muốn tự giải thoát cuộc đời bằng cách tìm đến cái chết. Và trầm cảm tự sát có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Biểu hiện của người trầm cảm thường sẽ có một số triệu chứng như:

  • Thường buồn chán, rối loạn lo âu 
  • Xuất hiện những lo âu thường trực rồi lớn dần thành sợ hãi mọi thứ
  • Thay đổi thói quen ăn uống, thèm ăn và tăng cân hoặc chán ăn và sụt cân
  • Sinh hoạt không điều độ, ngủ nghỉ thất thường, ngủ rất nhiều hoặc không đủ giấc
  • Không có hứng thú làm bất cứ việc gì, cảm thấy rất mệt mỏi
  • Không muốn liên hệ hay hoạt động với những điều từng khiến bản thân vui vẻ
  • Thờ ơ với sức khỏe và tinh thần
  • Khó tập trung, lên kế hoạch và suy nghĩ
  • Mất niềm tin vào những mối liên hệ xung quanh kể cả với người thân
  • Khép kín, ngại chia sẻ, không muốn ai biết về tình trạng của mình
  • Uống nhiều đồ có cồn hoặc các chất gây nghiện, chất kích thích
  • Dành nhiều thời gian để lướt web, sử dụng mạng xã hội
  • Có những triệu chứng về thể chất, điều trị liên tục nhưng không khỏi: đau đầu, tức ngực, đau cổ, đau lưng, rối loạn tinh thần…

Nguyên nhân của trầm cảm tự sát

Khó mà tìm ra một nguyên cụ thể, chính xác gây nên trầm cảm bởi nó được cấu thành bởi sự tương tác xã hội, yếu tố tâm lý, sinh học, bao gồm cả di truyền và các thói quen hằng ngày trong đời sống.

Có vô số những nguyên nhân khiến con người rơi vào trầm cảm và muốn kết thúc cuộc đời. Mỗi người bị trầm cảm bằng những cách khác nhau, ở các tình huống riêng biệt. Trầm cảm tự sát trở thành sát thủ áo đen đeo bám người bệnh, đến khi dìm được họ xuống hố đen chết chóc. Người bị trầm cảm có thể không định tự tử vào ngay thời điểm đó, họ nảy sinh ý tưởng sẽ kết thúc cuộc đời mình vào bất cứ khi nào và thực hiện hành vi ấy khi đã nhiều lần suy nghĩ, lên kế hoạch. Đa số người bệnh rơi vào trầm cảm thường đến từ nguyên nhân truyền thống như:

  • Bạo lực gia đình, học đường
  • Bị ngược đãi
  • Lối sống không lành mạnh, môi trường sống tiêu cực
  • Trầm cảm sau sinh
  • Định kiến giới, mối lo gia đình

Hiện nay, một trong những nguyên nhân rất lớn đến từ internet khiến nhiều người mắc phải trầm cảm là do không tìm thấy thú vui trong cuộc sống bên ngoài. Tự đẩy mình ra xa khỏi những mối liên hệ mạnh với người thân, gia đình, họ hàng, bạn bè, thầy cô… Thay vào đó, các mối liên hệ yếu, mỏng manh và vô hình được củng cố trên mạng xã hội. “Người dùng” trong xã hội ảo chỉ biết đắm chìm cảm xúc ở thế giới khép kín ấy nên không tập luyện thể dục thể thao, không ra ngoài vui chơi, tụ họp với người thân, bạn bè, chẳng muốn tiếp xúc, giao lưu hay tham gia các hoạt động ngoài trời… Lối sống xoay quanh mạng xã hội và thế giới ảo khiến con người khi rơi vào trạng thái tiêu cực lại cảm thấy lạc lõng hơn, lâu dần tự bước chân vào thế giới trầm cảm dẫn đến trầm cảm tự sát.

Hậu quả của trầm cảm tự sát

Hậu quả của trầm cảm để lại cho con người không chỉ nặng nề đối với cá nhân mà đôi khi, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến gia đình, bạn bè, các mối quan hệ xung quanh và cả xã hội. Cái chết cực đoan do trầm cảm tự sát mang đến nhiều tác động tiêu cực cho đời sống tinh thần của cộng động, nhất là người thân trong gia đình nạn nhân.

Ngày 19 tháng 11 năm 2020, người dân ở chung cư Hoàng Anh, Thanh Bình quận 7, thành phố Hồ Chí Minh bàng hoàng khi phát hiện thi thể một phụ nữ tử vong, đầu lìa khỏi cơ thể. Sau khi điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết, công an xác định người phụ nữ này 33 tuổi và có tiền sử bị bệnh trầm cảm.

Chưa đến một tuần sau, tại chung cư SunView quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh tiếp tục xảy ra một vụ tự tử, nạn nhân nhảy từ tầng 18 xuống đất và tử vong tại chỗ. Theo kết quả điều tra, công an cho biết tìm thấy trên bàn làm việc của người phụ nữ xấu số ấy nhiều giấy tờ và sổ khám bệnh ở bệnh viện tâm thần. Điều đó cho thấy người phụ nữ này đã bị ảnh hưởng tâm lý và rối loạn tinh thần trước khi tìm đến cái chết bằng cách nhảy lầu tự tử.     

Ngay sau đó là vụ việc người mẹ mắc bệnh trầm cảm suốt hơn 2 năm và vẫn đang trong quá trình điều trị rối loạn giấc ngủ tại bệnh viện tâm thần, đã giết con trai mình bằng cách dìm bé vào xô nước.

Liên tiếp các trường hợp tự đặt dấu chấm hết cho cuộc đời do trầm cảm gây ra thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh đau đớn cho xã hội. Hầu hết các trường hợp kể trên đều có những đặc điểm chung khi là phụ nữ, mắc phải chứng bệnh tâm trí đặc biệt là trầm cảm. Kể cả khi họ đang được điều trị để giải quyết căn bệnh của mình, thì trầm cảm vẫn là sát thủ bóng đêm có thể xuất hiện và cướp đi sinh mạng của người bệnh bất cứ lúc nào.

Trầm cảm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong cuộc sống

Hậu quả nghiêm trọng của trầm cảm không chỉ đối với một mà là nhiều lĩnh vực trong đời sống: 

  • Sức khỏe: có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa trầm cảm và việc xuất hiện hay phát triển các bệnh tật thể chất. Các bệnh phổ biến như: tim mạch, đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, khó khăn trong quan hệ nam – nữ, bệnh thể chất (mệt mỏi triền miên, cơ xương khớp, rối loạn tiêu hóa…)…
  • Lao động: OMS (3/2017) đã đánh giá rằng trầm cảm là nguyên nhân số 1 gây ra gánh nặng bệnh tật và mất khả năng lao động trên toàn thế giới. Trầm cảm khiến người lao động giảm hiệu suất và tăng các xung đột trong mối quan hệ nơi làm việc.
  • Quan hệ xã hội: người trầm cảm thường sống khép kín và bó buộc bản thân trong không gian chỉ có một mình, ít giao lưu gặp gỡ, họ có xu hướng phóng đại các suy nghĩ tiêu cực, hạ thấp giá trị bản thân. Dần dần họ tự thu mình khỏi các mối liên hệ bên ngoài và sự cô lập này lại tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến bệnh trầm cảm càng trầm trọng hơn.
  • Gia đình: chất lượng mối quan hệ gia đình cũng giảm sút bởi sự thay đổi các đặc điểm tích cực ví dụ như: giảm khả năng lắng nghe, khả năng đón nhận, chia sẻ, cởi mở, khả năng thích ứng, kết nối… Thay vào đó là sự cáu giận, thờ ơ, suy giảm sự quan tâm, mất dần hứng thú. Những điều đó dẫn tới bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng, tỷ lệ ly hôn tăng lên.

Một số phương pháp phòng bệnh trầm cảm tự sát

Trầm cảm ở bất cứ giai đoạn, mức độ nào, cũng cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để không dẫn đến các hậu quả tồi tệ nhất: trầm cảm tự sát. Nếu có thể, hãy để bản thân được thư thái và lựa chọn cách sống chân thật nhất với chính mình. Không ai được quyền lựa chọn gia đình mình sinh ra nhưng có quyền lựa chọn cách mình sống, công việc mình làm, con đường mình đi và thái độ sống thư thái, vui vẻ.

Chiến thắng trầm cảm bằng cách suy nghĩ tích cực, chia sẻ và lắng nghe nhiều hơn

Khi bản thân lỡ rơi vào vực sâu trầm cảm, phương pháp tốt nhất chính là được chia sẻ và lắng nghe. Khoảng cách từ những cảm xúc tiêu cực bị dồn nén, áp lực, âu lo, sự buồn chán… đến trầm cảm là vô cùng mong manh. Nên cách để tránh khỏi sự “đeo bám” của trầm cảm hữu hiệu nhất là tự nhận thức để đề phòng và có phương pháp kiểm soát, trị liệu kịp thời nhất.

  • Học cách chia sẻ và lắng nghe
  • Đơn giản hoá mọi việc để giải quyết

Tâm lý trị liệu – phương pháp ngăn chặn trầm cảm tự sát

Phương pháp Tâm lý trị liệu tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là một trong những giải pháp khoa học được tin tưởng có khả năng điều trị tận gốc các triệu chứng bệnh trầm cảm. Bằng những ưu điểm riêng biệt và hình thức điều trị chất lượng, hiệu quả, các chuyên gia tâm lý sẽ thông qua ngôn ngữ, lời nói để tác động vào vùng sâu tâm trí của người bệnh.

Điều trị bằng phương pháp Tâm lý trị liệu không can thiệp đến cơ thể vô cùng an toàn và hiệu quả

Với phương pháp được nhiều chuyên gia Y tế trên thế giới khuyên sử dụng bởi sự ưu việt không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ, nắm bắt suy nghĩ và điều hướng các hành vi, cảm xúc theo hướng tích cực, khoa học hơn. Để ngăn chặn tình trạng trầm cảm tự sát ngày một nguy hiểm và đe dọa đến chất lượng cuộc sống, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam sẵn sàng đồng hành cùng người bệnh đến trọn đời nhằm giành lại cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc.

Bình luận (20)

  1. Lê Hải Long says: Trả lời

    Mình sẽ đưa vợ mình qua trung tâm luôn để điều trị nhanh nhất có thể. Đọc bài xong cảm thấy khá sợ hãi và lo lắng. Vợ mình mới hạ sinh được 1 tháng và cũng có dấu hiệu của chứng trầm cảm, mình cứ nghĩ trầm cảm sau sinh chỉ là một triệu chứng và sẽ nhanh chóng khỏi nhưng không ngờ để lại hậu quả lớn thế này.

    1. Trung tâm NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, chứng bệnh trầm cảm sau sinh có rất nhiều biểu hiện tiêu cực nên được tiếp nhận trị liệu càng sớm càng tốt. Rất hy vọng bạn có thể sớm đưa vợ mình qua trực tiếp Trung tâm để tham vấn và nhận trị liệu kịp thời. Bạn có thể liên hệ với trung tâm qua hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại để Trung tâm liên hệ bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  2. Nguyễn Thị Nụ says: Trả lời

    Nhiều năm nay con gái tôi bị chứng trầm cảm, đã đi nhiều nơi chữa và uống đủ cả thuốc đông y và tây y nhưng không khỏi, chỉ đỡ được chút ít. Gần đây thấy bệnh tình không giảm mà lại có dấu hiệu ngủ nhiều, ăn ít, đầu óc hay quên, không được minh mẫn, cơ thể nổi phát ban nên đã dừng thuốc. Tôi rất lo lắng cho tình trạng của con tôi, trung tâm có thể giúp con tôi được không?

    1. Trung tâm NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm rất đồng cảm và chia sẻ nỗi lo lắng về tình trạng của con. Chứng trầm cảm có khả năng chuyển từ mức độ nhẹ đến nặng rất nhanh chóng nên cần được phát hiện kịp thời và tiếp nhận trị liệu càng sớm càng tốt. Bạn có thể đưa con đến Trung tâm để chuyên gia tâm lý trực tiếp tham vấn sau đó có phương pháp trị liệu phù hợp nhất. Bạn hãy liên hệ qua hotline Trung tâm (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn bạn.

  3. Đào Tâm says: Trả lời

    Trung tâm ơi, tư vấn giúp tôi với, con tôi cũng có tình trạng giống con của bạn này, cả ngày cứ thấy cháu nhốt mình trong phòng, rất ít giao tiếp và ai nói gì cũng chỉ gật với lắc và thời gian ra ngoài là rất hiếm ạ

    1. Trung tâm NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, trầm cảm có rất nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau, để biết cụ thể tình trạng, mức độ của con đang ở giai đoạn nào của trầm cảm và có phương pháp trị liệu phù hợp, bạn có thể đưa con đến trực tiếp Trung tâm gặp chuyên gia tâm lý tham vấn. Bạn cũng có thể gọi vào hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại Trung tâm sẽ tư vấn cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  4. Nguyễn Phương Thảo says: Trả lời

    Bên mình có làm ngoài giờ hành chính không nhỉ?

    1. Trung tâm NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm có làm ngoài giờ hành chính với mức phí theo quy định, bạn có thể liên hệ qua hotline (024) 2216 8008 – 096 589 8008 hoặc để lại số điện thoại để trung tâm tư vấn cụ thể và đặt lịch hẹn trước cho bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  5. Đào Mỹ Linh says: Trả lời

    Cũng may mình đã đưa mẹ qua đây điều trị kịp thời khi còn ở mức độ nhẹ. Đọc bài viết mới thấy mức độ nguy hiểm của bệnh này, trước cứ nghĩ do tâm lý vì những công việc và mâu thuẫn với gia đình và xã hội, chỉ xảy ra một thời gian ngắn sẽ hết nhưng hóa ra lại là căn bệnh nguy hiểm thế này. Cảm ơn trung tâm đã giúp mẹ mình vượt qua khoảng thời gian khó khăn vừa rồi.

    1. Nguyễn Thảo Loan says: Trả lời

      Căn bệnh này nguy hiểm thực sự, trước trong chung cư nơi chỗ tôi cũng có một bạn bị tâm lý trầm cảm, là hàng xóm nhưng rất ít khi bạn này ra ngoài, nhìn khuôn mặt bạn rất nhợt nhạt và lúc nào cũng tỏ vẻ sợ hãi thu hẹp mình,có một lần bạn ý đã nhảy từ tầng 2 xuống nhưng rất may chỉ bị xước sát nhẹ và trật khớp chân. Mà như vậy ảnh hưởng lớn đến gia đình vì lúc nào cũng lo lắng nữa.

      1. Mai Thị Hà says: Trả lời

        Tôi cũng thấy vậy, bệnh này đúng như sát thủ vô hình, tôi đã gặp một vài người mắc chứng bệnh này và thấy mặt họ thiếu sức sống lắm, luôn tỏ ra sợ sệt khi có người khác lại gần giao tiếp, thậm chí còn chẳng giao tiếp với ai.

    2. Trung tâm NHC Việt Nam says: Trả lời

      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và dành tình cảm cho Trung tâm, chúc bạn và gia đình nhiều sức khoẻ, bình an vui vẻ trong cuộc sống.

  6. Lucy Phan says: Trả lời

    Trung tâm cho mình hỏi làm thế nào để nhận ra bệnh này đang nặng thêm hoặc có dấu hiệu gì để biết bệnh từ mức độ nhẹ đến nặng không ạ

  7. Nguyễn Mạnh Long says: Trả lời

    Trước còn thấy ít người bị chứ giờ thấy bao nhiêu người mắc phải, dấu hiệu cũng khó đoán vì khá giống với tâm lý bình thường của con người. Hằng ngày nếu không tinh tế nhận ra thì chắc sẽ khó phát hiện là trầm cảm lắm.

    1. Nguyễn Sinh Thành says: Trả lời

      Mình có ông anh do đi làm bị áp lực công việc nhiều, dạo này cũng thấy có những biểu hiện như bài viết, đọc xong bỗng thấy dự cảm không lành cho lắm

    2. Đặng Thị Hiền says: Trả lời

      Trầm cảm như con sói đói vậy, thực sự thế giới càng phát triển áp lực càng nhiều thì xã hội cũng sẽ bị đe doạ bởi căn bệnh này càng lớn

  8. Vương Hoài says: Trả lời

    Những ngày đọc báo rồi thấy tin có người nhảy lầu, tự tử, giết người vì bệnh trầm cảm, rối loạn tâm lý…. ngày càng nhiều lên. May mắn làm sao bản thân mình vẫn luôn cố gắng tích . cực trong cuộc sống để không rơi vào trạng thái tiêu cực

    1. Trương Thu Ruby says: Trả lời

      Giờ bệnh trầm cảm còn nguy hiểm hơn các bệnh về thể chất. Mình thấy âm bệnh bất ổn, tổn thương dễ dẫn đến những bệnh về cơ thể hơn nên tâm tịnh, bình an là tuyệt vời nhất mọi người ạ

  9. Nguyễn Thảo My says: Trả lời

    Từ trước đến giờ, mình luôn coi hội chứng trầm cảm không phải một căn bệnh mà chỉ là tâm lý tạm thời nhưng đọc được bài viết này mới thấm thía hậu quả nguy hiểm của căn bệnh trầm cảm đáng sợ đến mức nào. Mình có một người bạn bị mắc hội chứng này và đã uống nhiều thuốc vì bố mẹ chỉ tin tưởng đưa đi bệnh viện lớn để khám nhưng không khỏi. Uống thuốc vào thấy cơ thể bạn ấy tiều tuỵ héo mòn hơn vì mệt mỏi. Mình sẽ chia sẻ bài viết này đến gia đình và bạn ấy mong là giúp được bạn gặp các chuyên gia tâm lý giỏi chữa trị khỏi bệnh trầm cảm này.

    1. Trung tâm NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ và dành lòng tin cho Trung tâm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp khác nhau điều trị chứng trầm cảm được các cơ sở y tế sử dụng để khám, chữa cho người bệnh. Trung tâm Tâm lý trị liệu Việt Nam ứng dụng phương pháp Tâm lý trị liệu hoàn toàn không dùng thuốc, không xâm lấn cơ thể an toàn, hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Mong bạn của bạn sẽ được gia đình bạn ấy sớm đưa đến Trung tâm để gặp trực tiếp chuyên gia tâm lý tham vấn và nhận trị liệu kịp thời. Chúc bạn và gia đình sức khoẻ, bình an, vui vẻ trong cuộc sống.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *