Trầm Cảm Vì Thất Nghiệp Và 5 Cách Giúp Bạn Vượt Qua

Trầm cảm vì thất nghiệp là vấn đề mà nhiều người trẻ đang phải đối mặt. Nếu không biết cách đối phó, không ít người phải sống trong cảm giác đau khổ tột độ vì cho rằng bản thân vô dụng và trở thành gánh nặng của những người xung quanh. Ngược lại, mạnh mẽ đối mặt sẽ giúp bạn trưởng thành và vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.

Trầm cảm vì thất nghiệp
Trầm cảm là ảnh hưởng nặng nề do thất nghiệp gây ra mà không nhiều người chú ý đến

Thất nghiệp thực sự là một vấn đề lớn đối với tâm lý và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động không có việc làm ở nước ta giảm đi đáng kể nhờ năng lực được cải thiện và việc đầu tư hợp lý của các tổ chức trong, ngoài nước. Tuy nhiên trước ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, số lượng lao động thất nghiệp tăng lên nhanh chóng.

Nếu như trước đây, thất nghiệp chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn thì giờ đây, người lao động có thể phải đối mặt với tình trạng không có việc làm trong nhiều tháng. Ảnh hưởng của dịch khiến nhu cầu lao động giảm mạnh nhưng yêu cầu công việc lại tăng lên do số lượng ứng viên đông. Thực trạng này gây ra rất nhiều vấn đề về an sinh xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.

Trầm cảm vì thất nghiệp – Dấu hiệu nhận biết

Trầm cảm là một trong những ảnh hưởng nặng nề nhất do thất nghiệp. Trầm cảm là vấn đề tâm lý phổ biến bên cạnh stress và rối loạn lo âu. Đây là một dạng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi sự giảm thấp của tâm trạng với biểu hiện chính là chán nản, buồn bã, bi quan, đau khổ sâu sắc, mất hy vọng và giảm hứng thú với những hoạt động xung quanh.

Nếu không thoát khỏi trầm cảm, sự buồn bã và đau khổ sẽ nhấn chìm những cảm xúc tích cực. Những cảm xúc này kéo dài sẽ dẫn đến ý nghĩ và hành vi tự sát. Chính vì vậy, việc quan tâm đến tâm lý của người thất nghiệp là vô cùng quan trọng – nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang chịu những thiệt hại nghiêm trọng do Covid 19.

Trầm cảm vì thất nghiệp
Trầm cảm vì thất nghiệp đặc trưng bởi tâm trạng chán chường, bi quan, tổn thương và đau khổ sâu sắc

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm vì thất nghiệp:

  • Khuôn mặt thể hiện rõ sự u uất, buồn bã và đau khổ
  • Thường trực cảm giác chán nản, buồn bã, thất vọng, mất hy vọng, bi quan,…
  • Cảm giác đau khổ thường có xu hướng sâu sắc dần theo thời gian
  • Chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực như bản thân là người vô dụng, đáng trách, đáng bị ghét bỏ,…
  • Người bị trầm cảm vì thất nghiệp thường suy nghĩ hàng giờ về những sự kiện có liên quan như mất việc, buổi phỏng vấn không thành công, những lời chỉ trích, chì chiết từ gia đình, bạn bè,…
  • Một số người bị ám ảnh bởi thành công của người khác từ đó hình thành tâm lý thiếu tự tin và giảm lòng tự trọng
  • Theo thời gian, những suy nghĩ tiêu cực có thể dẫn đến các quan niệm sai lệch như bản thân đang mắc phải tội lỗi nặng nề, đáng bị trừng phạt, tẩy chay,…
  • Cơ thể mệt mỏi, giảm năng lượng và mất dần hứng thú với những hoạt động từng yêu thích trước đây
  • Có những hành động kỳ lạ như lờ đờ, đi quanh quẩn trong nhà, nằm im lìm, cúi đầu, khom lưng,…
  • Mất tập trung, giảm trí nhớ, khó khăn trong việc tư duy và trả lời các câu hỏi một cách chậm chạp

Trầm cảm vì thất nghiệp có thể đi kèm với một số vấn đề thể chất như rối loạn sinh dục, rối loạn tiêu hóa, tiểu khó, rối loạn tiểu tiện, rối loạn tim mạch, mất ngủ, đau đầu,…

Quá trình hình thành bệnh trầm cảm do thất nghiệp

Thất nghiệp thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều người, đặc biệt là những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề tài chính. Theo thống kê, trầm cảm vì thất nghiệp xảy ra ở nhiều độ tuổi nhưng thường gặp nhất là giai đoạn lập nghiệp 20 – 25 tuổi, khi mới kết hôn và sau khi có con. Đây là giai đoạn chưa vững vàng về kinh tế và tài chính trở thành vấn đề chi phối nhiều đến cuộc sống.

Có thể nói, ảnh hưởng lớn nhất của thất nghiệp đó chính là gánh nặng kinh tế. Với những người có gia đình khó khăn, người thân mắc các bệnh nan y tốn kém về chi phí điều trị,… sẽ không tránh khỏi cảm giác lo lắng, căng thẳng và chán nản. Nếu thất nghiệp kéo dài, các suy nghĩ tiêu cực sẽ bắt đầu hiện diện khiến cho nỗi buồn, sự chán nản, bi quan và đau khổ tăng dần theo thời gian.

Trầm cảm vì thất nghiệp thường xảy ra khi có những yếu tố thuận lợi như áp lực tài chính liên tục, gia đình trách móc, chì chiết, chứng kiến sự thành công của bạn bè,… Ngoài ra, nếu phải đối với những sang chấn tâm lý trong thời điểm này (mất người thân, bản thân mắc bệnh hiểm nghèo, bị phản bội, bỏ rơi, tai nạn bất ngờ,…), nguy cơ bị trầm cảm sẽ tăng lên đáng kể.

Trầm cảm vì thất nghiệp
Stress, trầm cảm vì thất nghiệp dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng

Trầm cảm diễn biến chậm với triệu chứng khá mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Ban đầu, người bệnh chỉ có cảm giác buồn bã, bi quan và thất vọng về bản thân. Tuy nhiên về lâu dài, sự đau khổ, buồn bã sẽ ngày càng sâu sắc và người bệnh không thể kiểm soát cảm xúc của chính mình.

Khác với cảm xúc tiêu cực tạm thời, người bị trầm cảm vì thất nghiệp không thể kiểm soát cảm xúc và tự vực dậy. Ngược lại, sự đau khổ sẽ nhấn chìm hết niềm hy vọng, lạc quan và gây ra những tổn thương nặng nề về mặt tinh thần. Nếu không được chữa lành, không ít người nảy sinh ý nghĩ và hành i tự sát.

7 Cách giúp bạn vượt qua trầm cảm vì thất nghiệp

Trầm cảm vì thất nghiệp để lại nhiều hệ lụy nặng nề về cả vật chất, thể chất và tinh thần. Thậm chí, có những trường hợp trầm cảm nặng không thể vực dậy và mất hoàn toàn khả năng lao động. Những trường hợp này đa phần đều trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội. Do đó, việc phát hiện và điều trị trầm cảm kịp thời là vô cùng quan trọng.

Nếu đang có biểu hiện trầm cảm vì thất nghiệp hoặc do công việc không được như ý, bạn có thể thực hiện 7 cách sau để vượt qua:

1. Thăm khám và tích cực điều trị

Trầm cảm là vấn đề tâm lý nghiêm trọng nên hầu như không thể tự chữa lành và vượt qua. Để tránh những biến chứng nặng nề, bạn nên chủ động gặp bác sĩ. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

thất nghiệp và trầm cảm
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu trầm cảm, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị

Hầu hết các bệnh tâm lý, tâm thần đều không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Mức độ đáp ứng cũng có sự khác biệt ở từng bệnh nhân. Với trầm cảm, bác sĩ thường ưu tiên điều trị dược lý và trị liệu tâm lý. Những trường hợp nặng và đã kháng thuốc sẽ được xem xét liệu pháp sốc điện.

Nhìn chung, các phương pháp điều trị trầm cảm đều mang đến cải thiện khá rõ rệt – nhất là trong việc cải thiện cảm xúc và giảm những vấn đề về giấc ngủ. Tuy nhiên, để phòng ngừa tái phát, bạn cần phải dùng thuốc trong một thời gian dài.

2. Cho bản thân nghỉ ngơi, thư giãn

Khi thất nghiệp, phản ứng chung của mọi người là nộp CV ứng tuyển và mong chờ tìm kiếm được công việc phù hợp với bản thân. Tuy nhiên với năng lực và kinh nghiệm hiện có, việc tìm kiếm công việc có thể không mang lại kết quả. Ngược lại, sự thất vọng mà bạn nhận được sẽ khiến cho tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.

Lúc này, liều thuốc tốt nhất là được nghỉ ngơi và thư giãn. Thay vì ép buộc bản thân phải kiếm việc làm và nghĩ đến thành công của người khác, hãy cho bản thân thời gian sống chậm lại để tránh gây áp lực lên tinh thần và thể chất.

Bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà và dành thời gian để tận hưởng cuộc sống với những hoạt động yêu thích. Hoặc cũng có thể đi du lịch 1 mình hay tự mình khám phá những vùng đất mới để thả lỏng cơ thể trước khi quay trở lại với những khó khăn trong cuộc sống.

Những người phải đối mặt với áp lực tài chính và sang chấn tâm lý liên tục rất khó để giữ cho bản thân thư giãn, nghỉ ngơi. Trường hợp này cần phải có sự giúp đỡ của những người xung quanh để bản thân họ cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và nhận thấy những giá trị của cuộc sống. Đây là giai đoạn nhạy cảm nên nếu không để họ nhận thấy những giá trị mà mình đang có (tình cảm bạn bè, gia đình,…), họ có thể bị chi phối bởi ý nghĩ tiêu cực dẫn đến các hành vi không mong muốn.

3. Trau dồi kỹ năng và chuyên môn

Quá trình điều trị trầm cảm có thể kéo dài trong nhiều tháng đến vài năm tùy theo tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Trong thời gian này, bạn nên nỗ lực để cải thiện bản thân nhằm mở rộng cơ hội nghề nghiệp. Ngoài ra, việc năng cao năng lực cũng giúp nâng lòng tự trọng và xóa bỏ mặc cảm tội lỗi, tự ti về bản thân.

Trầm cảm vì thất nghiệp
Trau dồi năng lực là cách để vượt qua trầm cảm, stress và tuyệt vọng vì thất nghiệp

Hiện nay, yêu cầu công việc ngày một tăng cao nên ngoài chuyên môn, cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có thể tự tìm tòi để nâng cao chuyên môn hoặc có thể tham gia các khóa học với chi phí phù hợp. Học tập không chỉ giúp nâng cao năng lực mà còn là cách để tạo động lực cho bản thân và “thổi bay” những cảm xúc tiêu cực.

4. Thay đổi thái độ làm việc

Đôi khi thất nghiệp không phải do năng lực yếu kém mà còn do thái độ làm việc. Thực tế, có rất nhiều nhân viên dù không quá xuất sắc nhưng thái độ tốt và luôn có tinh thần cầu tiến, lắng nghe vẫn được cấp trên tin tưởng. Trong khi đó, những người có thái độ làm việc kém, thiếu kỷ luật và quá đề cao cái tôi có thể bị mất việc.

Ngoài việc quan tâm đến kinh nghiệm làm việc và trình độ chuyên môn, các nhà tuyển dụng cũng rất chú ý đến thái độ của ứng viên. Bên cạnh đó, họ sẽ cũng có những câu hỏi tình huống để đánh giá các kỹ năng mềm. Do đó, những người có thái độ không đúng mực và thiếu kỹ năng có thể phải đối mặt với thất nghiệp.

Vì vậy song song với nâng cao năng lực, bạn nên thay đổi thái độ của bản thân và học thêm những kỹ năng mềm để phục vụ cho công việc. Thực tế cũng cho thấy, những người khéo léo, nhạy bén bao giờ cũng làm chủ được cuộc sống và biết cách nắm bắt cơ hội.

5. Tự đánh giá lại bản thân

Sau khi ổn định tinh thần, bạn nên tự đánh giá lại bản thân một cách khách quan nhất để nhận biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu. Qua đó tìm được giải pháp khắc phục và ngày một hoàn thiện hơn. Con người không ai là hoàn hảo nhưng cuộc sống chỉ tốt đẹp hơn khi mỗi người luôn nỗ lực để hoàn thiện mình.

Nếu bạn không chắc chắn về bản thân, hãy lắng nghe lời khuyên chân thành từ những người xung quanh. Những lời khuyên hữu ích này sẽ giúp bạn khắc phục dần khuyết điểm, từ đó dễ dàng tìm kiếm công việc và vượt qua chứng trầm cảm vì thất nghiệp.

Trầm cảm vì thất nghiệp là vấn đề khá phổ biến ở người trưởng thành. Dù khó khăn nhưng bạn cần phải nỗ lực vượt qua để có cơ hội làm việc và trải nghiệm cuộc sống một lần nữa. Song song với việc điều trị, nên trau dồi bản thân để tự tin hơn khi tìm kiếm việc làm.

Tham khảo thêm:

Bình luận (2)

  1. Lê Chí Đức says: Trả lời

    Có điều đúng, có cái 1 chiều, ví dụ thiếu tiền bạc ,thật khó để cân bằng cuộc sống và tâm lý

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, mỗi người sẽ có một hoàn cảnh khác nhau, nếu trong cuộc sống gặp khó khăn về tài chính thì sự cố gắng và nỗ lực là điều cực kỳ cần thiết để có thể cân bằng lại cuộc sống và tâm lý, càng khó khăn càng không được tiêu cực vì tiêu cực chỉ làm tổn thương tinh thần mình thêm mà thôi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *