Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình: Vấn đề cha mẹ nên quan tâm

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình là một trong các vấn đề đáng báo động cần phải đặc biệt quan tâm. Cũng bởi tâm lý trẻ em vốn dĩ rất nhạy cảm, trẻ rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố từ bên ngoài, đặc biệt là từ những người thân trong gia đình. 

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình
Cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vả cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ.

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần rất phổ biến hiện nay, nó có thể khởi phát ở bất kì đối tượng nào, kể cả trẻ em lẫn người già cao tuổi. Căn bệnh này sẽ khiến cho con người trở nên buồn chán, tuyệt vọng, mất dần hứng thú với cuộc sống, thậm chí có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực gây tổn thương đến bản thân và tính mạng.

Tình trạng trầm cảm ở trẻ em có thể khởi phát vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau như áp lực gia đình, học tập, các sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày,…Theo số liệu thống kê được thực hiện tại Việt Nam thì tỉ lệ trẻ vị thành niên mắc phải chứng bệnh trầm cảm chiếm đếm 26,3%.

Trong đó, có đến 6,3% trẻ có suy nghĩ về cái chết; 4,6% tỉ lệ trẻ em trầm cảm lập kế hoạch tự tử và có 5,8% số trẻ em cố gắng thực hiện các hành vi tự sát. Trong số đó, nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất đến từ các áp lực từ gia đình, cha mẹ chưa thực sự quan tâm và chú ý đến đời sống tinh thần của con cái. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ra các hậu quả khôn lường.

Vì sao áp lực gia đình lại khiến trẻ bị trầm cảm?

Vì sao áp lực gia đình lại khiến trẻ bị trầm cảm? là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần phải hết sức quan tâm và chú ý. Những sự vô tâm, thờ ơ hay sự kì vọng quá nhiều ở cha mẹ cũng vô tình tạo nên những áp lực to lớn đối với tâm lý của trẻ nhỏ.

Qua thời gian tiếp xúc và hỗ trợ cho rất nhiều các trường hợp trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình, các chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng đã tổng hợp được một số nguyên nhân phổ biến như sau:

1. Cha mẹ đánh giá thấp và phủ nhận mọi sự cố gắng của con

Trong thực tế, sự đánh giá thấp của cha mẹ, những người thân trong gia đình là yếu tố rất quan trọng bởi nó sẽ giúp trẻ nhận biết được giá trị của chính mình. Vì thế, nếu cha mẹ cứ thường xuyên hạ thấp con cái, phủ nhận mọi cố gắng và nỗ lực của con cũng có thể làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình
Cha mẹ thường xuyên đánh giá thấp con cái cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị trầm cảm

Trước đây từng có một người đã kể lại câu chuyện của mình trên mạng xã hội:  “Khi còn nhỏ, trên đường đi học chẳng may bị xe đâm, tôi sẽ bị mắng là chậm chạp, không biết tai nạn mà tránh. Nếu bị bạn cùng lớp lấy mất tiền, bố mẹ sẽ quy cho tôi tội không trung thực, tiêu tiền bừa bãi còn nói dối. Bị bạn khác đánh, sưng đầu mẻ trán nhưng người bị mắng vẫn là tôi. Tại sao tôi không bắt nạt người khác mà bố mẹ lại cứ bắt nạt tôi?”.

Những câu nói trách mắng hoặc sự không tin tưởng này dần khiến cho trẻ cảm thấy bị tổn thương và không còn niềm tin vào chính bản thân mình. Trẻ sẽ dần trở nên sống khép kín, ít tâm sự và cố gắng chịu đựng những áp lực, căng thẳng một mình. Khi trẻ gặp rắc rối, thay vì động viên và cùng con giải quyết thì nhiều bậc phụ huynh lại đổ lỗi cho trẻ, nhạo báng hoặc cho rằng trẻ đang nói dối. Điều này khiến cho lòng tự trọng của trẻ dần bị thấp đi, không còn đủ tự tin để làm bất cứ việc gì và cuối cùng là rơi vào bế tắc, trầm cảm.

2. Gia đình thờ ơ, không quan tâm đến tình cảm của trẻ

Sống trong thời đại công nghệ 4.0, các bậc phụ huynh cũng dần xa cách con cái hơn, không còn sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Nhiều cha mẹ lo bận rộn với công việc nên không còn thời gian để trò chuyện, tâm sự với con cái. Đôi lúc họ quên đi cảm xúc và phớt lờ tình cảm của con cái dành cho mình. Từ đó mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dần có khoảng cách và không thể hòa hợp với nhau. Điều này cũng chính là lý do khiến cho trẻ trở nên biệt lập, cảm thấy cô đơn trong chính gia đình của mình.

Bên cạnh đó, một số trường hợp cha mẹ phải chịu áp lực từ công việc, tài chính khiến họ trở nên cáu gắt và thường xuyên chửi mắng, tức giận với con cái. Tình trạng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với tâm lý của trẻ, khiến trẻ luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và không muốn đối diện với cha mẹ.

Trong thực tế có nhiều trường hợp trẻ em chia sẻ rằng bản thân không muốn về nhà sau giờ tan trường vì không nhận được sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ. Nhiều trẻ lựa chọn việc học nội trú thay vì về nhà bởi sự thờ ơ, thiếu tương tác hay cách dạy áp đặt, cổ hủ của cha mẹ. Phó hiệu trưởng trường trung học số 55 Bắc Kinh, Lý Mộng Lê từng chia sẻ: “Nhiều cha mẹ cảm thấy khó khăn khi thừa nhận những cảm xúc tồi tệ mà đứa con phải chịu đựng. Đối diện với trẻ, họ thờ ơ, thậm chí cho rằng cảm xúc tiêu cực là do lỗi ở trẻ và không chấp nhận tình cảm thực sự của con cái”.

3. Sự kì vọng quá cao từ gia đình

Các em học sinh từ tiểu học cho đến trung học phổ thông hiện nay đều phải đối mặt với rất nhiều kì kiểm tra, thi cử. Trẻ phải thường xuyên chịu nhiều áp lực và phải chạy đua với từng con số. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ học tập và muốn đạt được thành tích cao không phải là vì bản thân mà chính là do sự kì vọng và mục tiêu của cha mẹ đặt ra.

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình
Sự kì vọng quá cao của gia đình cũng chính là áp lực lớn khiến trẻ dễ mắc phải chứng bệnh trầm cảm

Vì sự kì vọng và các áp lực quá cao từ phía gia đình cũng là một trong các lý do khiến cho trẻ bị trầm cảm. Hầu hết các bậc phụ huynh đều muốn con cái của mình có được những thành tích tốt và vượt bậc hơn so với các bạn cùng trang lứa. Do đó, cha mẹ thường đặt ra cho con cái những mục tiêu quá cao so với khả năng của trẻ. Điều này làm cho trẻ phải chịu nhiều áp lực, cảm thấy sợ hãi và lo lắng khi không đạt được sự kì vọng của cha mẹ.

4. Bị bạo hành, đánh đập

Những trẻ em thường xuyên bị cha mẹ chửi mắng, bạo hành, đánh đập sẽ có nhiều nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so với bình thường. Vì nhiều lý do khác nhau mà có một số bậc phụ huynh thường dùng đòn roi, những hành vi bạo lực để dạy dỗ, răn đe con cái. Điều này không chỉ làm tổn thương đến thể xác và còn gây ra những ám ảnh ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt tinh thần, trẻ sẽ dễ bị trầm cảm vì những áp lực phải gánh chịu trong gia đình của mình.

5. Cha mẹ thiếu sự đồng cảm, chia sẻ

Thực tế đã có rất nhiều các trường hợp trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình khi thiếu vắng sự đồng cảm, chia sẻ từ cha mẹ. Trẻ em, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì cần phải nhận được nhiều sự quan tâm và yêu thương. Các mối quan hệ của các em cũng là một vấn đề có thể gây áp lực khiến trẻ dễ bị tổn thương về mặt tinh thần. Cũng bởi, khi bước vào giai đoạn này trẻ sẽ có nhiều nhu cầu kết bạn, yêu đương và có nhiều sở thích cá nhân.

Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ lại không thể thấu hiểu và đồng cảm với những ước muốn của con. Nhiều bậc phụ huynh có thái độ phản đối dữ dội khi phát hiện chuyện yêu đương của con cái. Cha mẹ bắt đầu đưa đón con cái đi học và kiểm soát thời gian của con nghiêm ngặt hơn. Đôi khi, các bậc phụ huynh không chịu lắng nghe những tâm tư của trẻ mà có những lời nói, hành vi làm tổn thương đến mối quan hệ mà trẻ đang rất trân trọng. Đây cũng được xem là một trong các áp lực mà gia đình tạo ra khiến cho trẻ dễ rơi vào trạng thái bị trầm cảm.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị trầm cảm vì áp lực gia đình

Xét về mặt tâm lý thì tình trạng trầm cảm sẽ bắt nguồn từ những sự tấn công, đả kích bên ngoài làm cho trẻ cảm thấy mất dần tự tin, trở nên chán ghét bản thân và thu mình lại. Những cảm xúc tiêu cực và sự tức giận không được bày tỏ ra bên ngoài khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và cô đơn trong chính mái ấm gia đình của mình.

Một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc khảo sát trên gần 3.000 thanh thiếu niên từ 10 đến 25 tuổi vào năm 2012 và cho kết quả rằng cứ khoảng 5 trẻ thì sẽ có 1 trẻ rơi vào trạng thái bị trầm cảm. Trong thực tế, có rất nhiều các trường hợp trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình nhưng cha mẹ lại không phát hiện và cho rằng đó chỉ là tính cách, sự ương bướng và giả vờ của con cái.

Điều này vô tình khiến cho trẻ càng bị lún sâu vào những cảm xúc hỗn loạn. Lâu dần sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ra các hậu quả tiêu cực, thậm chí là tự sát. Do đó, cha mẹ cần chú ý quan tâm con cái để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ.

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình
Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình thường sẽ có dấu hiệu buồn chán, thu mình và không muốn tiếp xúc với ai

Sau đây là một số dấu hiệu giúp các bậc phụ huynh nhận biết trẻ đang bị trầm cảm:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn chán không rõ nguyên nhân: Đây cũng là biểu hiện điển hình của hầu hết các trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình. Trẻ sẽ luôn cảm thấy chán nản u buồn, tuyệt vọng, trầm lắng trong tất cả các hoạt động, tình huống. Thậm chí có những trẻ không còn cảm nhận được rõ sự hạnh phúc và vui vẻ.
  • Mất dần hứng thú đối với mọi việc xung quanh: Trẻ sẽ không còn hào hứng đối với bất kì các sự kiện, hoạt động, trò chơi nào diễn ra bên ngoài, thậm chí là những thứ mà trẻ đã từng rất yêu thích trước đây.
  • Thường xuyên tức giận vô cớ: Những cảm xúc lẫn lộn cứ liên tục xuất hiện khiến cho trẻ không thể kiểm soát tốt bản thân mình, đôi khi sẽ cảm thấy tức giận và nổi nóng một cách vô cớ. Các bậc phụ huynh có thể thấy trẻ trở nên nóng tính, mất bình tĩnh, la hét hoặc thậm chí là có hành vi đập phá đồ đạc, bộc lộ cảm xúc quá mức.
  • Thích ở một mình: Trẻ trầm cảm thường sẽ có xu hướng muốn ở một mình, tách biệt với gia đình, bạn bè. Hầu như trẻ không muốn chia sẻ, trò chuyện, gặp gỡ bất kì ai, cho dù đó là những người thân thiết mà trẻ yêu quý.
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, lòng tự trọng thấp: Trẻ bắt đầu sẽ có những suy nghĩ về chính mình, cho rằng bản thân bất tài, vô dụng, không đủ tự tin để làm bất cứ việc gì.
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi: Cho dù trẻ không làm bất cứ việc gì nặng nhọc hay phải học hành quá căng thẳng nhưng cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái thiếu sức sống, mệt mỏi, uể oải. Bên cạnh đó, trẻ cũng sẽ lười vận động, thích ngồi một chỗ, di chuyển chậm chạp hơn so với bình thường.
  • Rối loạn giấc ngủ: Trầm cảm thường sẽ đi đôi với chứng mất ngủ. Trẻ sẽ bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mơ gặp ác mộng, thức giấc nhiều lần trong đêm. Một số trường hợp trẻ sẽ buồn ngủ liên tục, đặc biệt là ban ngày và ngủ một cách mất kiểm soát.
  • Tăng cảm giác thèm ăn: Một số trường hợp trẻ trầm cảm sẽ có xu hướng muốn tìm đến thức ăn để có thể giải tỏa tâm trạng và những căng thẳng tâm lý. Tuy nhiên, điều này không thể giúp trẻ tốt hơn mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nguy cơ bị béo phì, thừa cân rất cao.
  • Suy nghĩ về cái chết và có ý định muốn tự sát: Đây được xem là một trong các biểu hiện nghiêm trọng và có thể để lại các hậu quả nặng nề khi trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình. Cha mẹ hoặc những người chăm sóc chính cho trẻ cần phải đặc biệt chú ý đến những cử chỉ, lời nói của trẻ để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc.

Cách phòng tránh tình trạng trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình

Ngay khi cha mẹ nhận thấy con cái có những biểu hiện của trầm cảm vì một nguyên nhân gây áp lực nào đó từ gia đình thì nên nhanh chóng cho trẻ thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa tâm lý để được chẩn đoán và tiến hành điều trị hợp lý. Nếu cần thiết, cha mẹ cũng nên cùng con tham gia các buổi trị liệu tâm lý để có thể hiểu rõ được tình trạng bệnh của con và biết cách điều chỉnh cảm xúc, chăm sóc con hiệu quả hơn.

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình
Cha mẹ nên quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với con để phòng tránh tốt tình trạng trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình

Bên cạnh đó, để kiểm soát tình trạng trầm cảm ở trẻ và hạn chế các áp lực từ gia đình thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp sau:

  • Phải học cách kiểm soát tốt cảm xúc của mình, không nên đem những áp lực của công việc, cuộc sống đổ lên con cái. Hãy cố gắng tạo cho trẻ một gia đình đầy ắp tiếng cười và sự hạnh phúc. Hạn chế các cuộc cãi vã, mâu thuẫn không đáng có.
  • Cha mẹ nên dành thời gian để quan tâm, chia sẻ nhiều hơn với con cái. Đừng nên tạo áp lực hoặc đặt ra mục tiêu quá cao cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên chia sẻ và động viên khi con gặp khó khăn hoặc đứng trước những kì thi quan trọng. Kịp thời tâm sự và san sẻ với con để hạn chế tình trạng trẻ suy nghĩ sai lệch.
  • Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện căng thẳng, áp lực, stress thì nên tìm hiểu cụ thể nguyên nhân và giúp trẻ giảm bớt các khó khăn. Hỗ trợ trẻ xây dựng tốt các mối quan hệ gia đình, bạn bè để trẻ có thể thoải mái phát triển đúng lứa tuổi.
  • Ngừng ngay việc chê bai, đánh giá thấp con cái. Thay vào đó hãy dành cho con những lời động viên, khuyến khích, khi còn làm được những điều tốt hãy khen ngợi và ủng hộ con.
  • Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh hoặc cùng đi du lịch, dã ngoại với gia đình để giảm bớt các căng thẳng, đồng thời gia tăng kết nối của cha mẹ đối với con cái.

Trẻ bị trầm cảm vì áp lực gia đình là một trong các mối đe dọa lớn mà cha mẹ nào cũng cần phải quan tâm và cảnh giác cao độ. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để chăm sóc, tâm sự với con cái để hạn chế tình trạng tự hủy hoại bản thân và tự sát do trầm cảm. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần phải chủ động đưa con cái đến gặp các chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm:

Bình luận (30)

  1. Dương Mộng Liễu says: Trả lời

    phương pháp tâm lý trị liệu khá là hay và phổ biến ở các nước châu âu, nếu mà tôi bị mắc các chứng về tâm lý thì sẽ ưu tiên phương pháp này hơn là thuốc vì thuốc chỉ có thể làm giảm triệu chứng chứ để khỏi hết hẳn thì rất là khó

    1. Vũ Thu Hằng says: Trả lời

      Đúng rồi bác, trước em tôi bị trầm cảm có đi khám ở bệnh viện và được cho thuốc về uống nhưng chỉ đỡ được đau đầu với mất ngủ chứ cảm giác mệt mỏi, chán ăn và thu hẹp mình vẫn tồn tại, sau may được người bạn của mẹ mách cho trung tâm nhc này đây đến trị liệu mới thoát khỏi hẳn đấy

  2. Mai Thị Biên says: Trả lời

    Giờ bọn trẻ bị trầm cảm đầy ra ý, do cách dạy con của bố mẹ khiến bọn trẻ sợ sệt thành ra sợ cả những người xung quanh luôn

    1. Đặng Kim Thoa says: Trả lời

      Chuẩn đấy!! Lớp con tôi cũng có đứa bị trầm cảm mà chả ai biết cả, được các cô giáo đặc biệt quan tâm và để ý lắm nhưng cũng không ăn thua vì gia đình nhà cháu này vợ chồng ly hôn, cháu ở với mẹ mà mẹ không quan tâm đến con cái mấy, chỉ đi tụ tập đàn đúm ăn chơi, rồi về quát mắng con hết ngày, đến lớp cũng hay bị bạn bè trêu nên thành ra bị thế này đấy, cũng may có cô giáo cũng tốt, từ khi biết chuyện cháu này hay bị bạn bè trêu đùa nên quan tâm hơn nhưng cũng không cải thiện được nhiều vì cháu đấy chả nói năng mấy ý

      1. Mai Thị Biên says: Trả lời

        giờ bé đấy đâu rồi còn học ở lớp con bác nữa không

        1. Đặng Kim Thoa says: Trả lời

          không bạn, chuyển trường lâu rồi bạn ạ

          1. Mai Thị Biên says:

            tưởng còn học lớp bạn thì nên mách gia đình họ cách giải quyết, nhìn vậy cũng thương lắma

    2. Anna Trần says: Trả lời

      Ừ, quanh xóm nhà tôi đang có 2 đứa đây này, vẫn đi học bình thường nhưng nói năng rất ít, thậm chí gặp bố mẹ người thân còn không chào hỏi luôn

      1. Mai Thị Biên says: Trả lời

        mỗi trường ít nhầm hơn chục em gặp phải tình trạng này ý bạn

  3. Nguyễn Thanh Minh says: Trả lời

    Trầm cảm và tự kỉ có khác nhau không mọi người nhỉ

    1. Đào Duy Anh says: Trả lời

      Khác bạn nhé, trầm cảm thì họ vẫn đi làm giao tiếp bình thường nhưng có điều họ luôn chán nản và mất hứng thú trong mọi việc, và hay bị mất ngủ suy nghĩ nhiều còn tự kỉ thường xuất hiện ở trẻ và rất hạn chế giao tiếp, các hoạt động và hành vi luôn hạn hẹp và lặp lại, và lúc nào cũng chỉ muốn 1 mình

    2. Bùi Ngọc Thuấn says: Trả lời

      Trầm cảm và tự kỉ chỉ giống nhau cái đều ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm khả năng hoạt động trong công việc, học tập, sinh hoạt riêng ông trầm cảm có thể dẫn đến tự tử nếu nặng

    3. Nguyễn Công Vương says: Trả lời

      Bị 2 chứng này cùng một lúc không biết sẽ thế nào nhỉ

      1. Đào Duy Anh says: Trả lời

        Thế thì toi, kiếp này coi như bỏ

      2. Bùi Ngọc Thuấn says: Trả lời

        chỉ có thể 1 trong 2 thôi chứ không thể cả 2 cùng 1 lúc bạn nhé

    4. Tâm Anh She says: Trả lời

      Trầm cảm thì tôi thấy trị liệu bằng phương pháp tâm lý rồi, khá là hiệu quả và dứt điểm được, còn tự kỉ thì tôi chưa thấy bao giờ cả

      1. Bùi Ngọc Thuấn says: Trả lời

        tự kỷ khó chữa hơn trầm cảm nhiều chị ạ, nên rất ít nơi nhận chữa tự kỉ

  4. Ngô Đức Bảo says: Trả lời

    Tuần này chương trình trị liệu nhóm tổ chức hôm nào và mấy giờ đó trung tâm ơi

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, rất cảm ơn bạn đã quan tâm đến chương trình trị liệu nhóm của trung tâm, nhưng tuần này trung tâm nghỉ lễ nên chương trình trị liệu nhóm tạm hoãn và tuần sau sẽ trở lại hoạt động bình thường bạn nhé

  5. Ngọc Diễm says: Trả lời

    Cháu tôi 10 tuổi đang có dấu hiệu của trầm cảm muốn đến khám và trị liệu ở trung tâm có được không

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, vì cháu bạn còn quá nhỏ tuổi nên trung tâm không thể nhận cháu trị liệu được vì sợ cháu sẽ không tiếp thu được phương pháp của trung tâm

  6. Lê Hà Thương says: Trả lời

    Đợt ở bên nước ngoài đã nghe phương pháp này khá nhiều rồi, giờ về Việt Nam vẫn thấy hơi ít, bên kia mấy chứng trầm cảm này họ toàn dùng phương pháp tâm lý là chủ yếu thôi

  7. Phạm Đình Thung says: Trả lời

    trầm cảm trước nghe chỉ hiểu là câu nói trêu nhau mà giờ tìm hiểu mới biết có chứng trầm cảm này và khá là phiền phức nữa chứ

    1. Giang Hương says: Trả lời

      có lâu rồi mà, tại việt nam mình chưa biết nhiều về các bệnh tâm lý thôi nên việc bác không biết cũng dễ hiểu

    2. Mai Ngọc Lan says: Trả lời

      không phải khá phiền đâu mà là rất rất là phiền đấy

  8. Võ Quỳnh Yến Hồng says: Trả lời

    mùa dịch này trầm cảm khắp mọi nơi, chỗ tầng nhà mình 3 nhà có người bị trầm cảm, hình như có 2 nhà chữa ở nhc này thì phải, chắc ok nên thấy dạo này gặp chào hỏi lại rồi, chứ như trước cứ lầm lầm lì lì chào cũng không chào lại

    1. Lê Uyên Nhi says: Trả lời

      ngõ nhà mình có bà cô họ xa con cô ý cũng trầm cảm, đang uống thuốc mà không biết thế nào

    2. Hoàng Thảo Trang says: Trả lời

      thuốc thì khó khỏi hẳn lắm

      1. Võ Quỳnh Yến Hồng says: Trả lời

        thế chữa khỏi thì nên dùng cách gì tốt nhỉ

        1. Hoàng Thảo Trang says: Trả lời

          mình cũng không biết, nhưng thấy 2 nhà tầng mình cũng dùng thuốc nhưng không khỏi được hay sao ý nên họ sang trung tâm nhc này trị liệu tâm lý, bạn tìm hiểu phương pháp này mách cô bạn xem https://vtc.vn/lieu-phap-tam-ly-tri-lieu-cua-trung-tam-nhc-viet-nam-co-that-su-uy-tin-ar572821.html

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *