Dấu hiệu trẻ khủng hoảng tâm lý khi đi học và cách xử lý
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng khi trẻ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi, chán ăn lúc đi học là một điều hết sức bình thường và trẻ sẽ dần quen với nó. Trong thực tế, trẻ em khi đi học, đặc biệt là lần đầu tiên đến trường sẽ dễ gặp phải nhiều vấn đề tâm lý, nếu không thể kịp thời phát hiện và can thiệp sẽ khiến cho trẻ rơi vào trạng thái khủng hoảng nặng nề hơn.
Dấu hiệu trẻ khủng hoảng tâm lý khi đi học
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy có khoảng 5% các trường hợp trẻ em xuất hiện các dấu hiệu nhận biết của chứng sợ đi học. Trẻ thường xuyên bám lấy cha mẹ, quấy khóc liên tục, không muốn đến trường hoặc thậm chí là giả vờ đau bệnh để không phải đi học. Nếu cha mẹ cho phép trẻ được ở nhà thì các biểu hiện đó sẽ dần được thuyên giảm và nhanh chóng trôi qua.
Cũng bởi vào những năm tháng đầu đời trẻ thường lệ thuộc và sinh hoạt với bố mẹ. Nên khi đến tuổi đi học trẻ sẽ có tâm lý sợ sệt, lo lắng và cảm thấy cô đơn khi không được ở gần gia đình. Trẻ sẽ có những hành vi chống đối hoặc không thể hòa nhập tốt với môi trường mới. Nếu nhận thấy môi trường sinh hoạt mới không an toàn và cho rằng đó là mối đe dọa lớn thì trẻ sẽ có xu hướng bày tỏ cảm xúc mạnh mẽ đối với cha mẹ.
Trẻ sẽ thường xuyên la hét, khóc lóc, ăn vạ và cố gắng làm mọi cách để từ chối việc phải đến trường. Thông thường cha mẹ hay cho rằng đây là những biểu hiện nhất thời và trẻ sẽ dần bình thường trở lại để thích nghi tốt với môi trường.
Thực chất nếu xét về mặt tâm lý thì các biểu hiện này cũng không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu các triệu chứng cứ liên tục xuất hiện và kéo dài liên tục thì có nguy cơ trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý khi đi học. Tình trạng này nếu không được quan tâm và cải thiện đúng cách sẽ khiến cho trẻ trở nên nhút nhát, mất dần tự tin, ngại giao tiếp và ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển trong tương lai.
Vì thế, các bậc phụ huynh, giáo viên cũng nên nắm rõ được một số biểu hiện khủng hoảng tâm lý của trẻ khi đi học để kịp thời phát hiện và can thiệp đúng cách.
- Trẻ thường xuyên khóc lóc, ăn vạ không chịu đến trường
Thông thường, khi nhắc đến vấn đề đi học nhiều trẻ lại cảm thấy hứng thú và rất hăng hái. Cũng bởi ban đầu trẻ sẽ rất tò mò, cảm thấy bị hấp dẫn bởi những thứ mới mẻ và muốn gặp gỡ, vui chơi với nhiều bạn cũng trang lứa. Tuy nhiên, sau khi được đưa đến trường trẻ lại cảm thấy bị lạc lõng, sợ hãi và lo lắng.
Lúc này phản ứng đầu tiên của trẻ sẽ là quấy khóc, bám lấy cha mẹ, ăn vạ và không muốn ở lại trường học. Thông thường biểu hiện này sẽ dần biến mất sau khoảng vài ngày đầu tiên. Tuy nhiên đối với những trẻ bị khủng hoảng tâm lý nặng thì tình trạng khóc lóc có thể duy trì và kéo dài liên tục trong nhiều tuần, nhiều tháng nếu cha mẹ, giáo viên không có cách can thiệp phù hợp.
- Trẻ sẽ không ăn được nhiều
Cũng bởi chưa thể hòa nhập tốt với môi trường mới cùng với tâm lý đang bị khủng hoảng, lo sợ bị cha mẹ bỏ rơi nên trẻ thường sẽ khó mà không thể dung nạp tốt lượng thức ăn như bình thường. Thậm chí có nhiều trẻ còn bị sụt cân vào thời gian đầu khi đi học. Nhiều trường hợp trẻ khóc quá nhiều nên khi ăn vào sẽ bị nôn trớ ra, cơ thể cũng không thể hấp thu được tốt.
- Trẻ thường xuyên bị ốm
Được biết trẻ em có sức đề kháng kém hơn so với người trưởng thành, đặc biệt là những trẻ dưới 3 tuổi. Kèm theo đó trẻ không thể ăn uống tốt, tâm lý rối loạn nên rất dễ bị ốm, lây bệnh từ các bạn. Thông thường trẻ sẽ gặp phải các tình trạng như sổ mũi, ho, sốt,….
- Rối loạn giấc ngủ
Một số trẻ bị khủng hoảng tâm lý khi đi học sẽ thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ. Trẻ cảm thấy khó ngủ, sợ bóng tối, hay mơ gặp ác mộng, cảm thấy bất an khi ngủ. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp trẻ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ quá mức, lười vận động và không vui chơi như bình thường, buổi sáng sẽ cố ngủ nướng để tránh né việc phải đi học.
Hầu hết các triệu chứng nêu trên đều là dấu hiệu nhận biết của trẻ bị khủng hoảng tâm lý khi đi học hoặc trẻ phải thường xuyên xã cách đối với những người thân yêu của mình, đặc biệt là cha mẹ. Nếu các triệu chứng của liên tục kéo dài thì các bậc phụ huynh nên tìm giải pháp hoặc đưa bé đến gặp các chuyên gia tâm lý để được khắc phục nhanh chóng.
Cách xử lý cho trẻ bị khủng hoảng tâm lý khi đi học
Khi xác định được những nỗi lo lắng, khủng hoảng, sợ hãi của trẻ đối với việc phải đi học thì điều đầu tiên cha mẹ cần phải thực hiện đó chính là trấn an và dành nhiều thời gian để cổ vũ, động viên cho trẻ. Bên cạnh đó, trước khi đi học các bậc phụ huynh cũng cần phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho trẻ và bản thân để hỗ trợ tốt trong suốt quá trình đi học của trẻ.
Cũng bởi nếu cha mẹ không có đủ bình tĩnh, kiên nhẫn, cứng rắn trong việc đưa trẻ đi học và giúp trẻ bình ổn tâm lý thì sẽ khiến trẻ dần trở nên nhút nhát, thụ động, không có khả năng giao tiếp, kết bạn như những đứa trẻ cùng trang lứa. Để xử lý và khắc phục tình trạng trẻ bị khủng hoảng tâm lý khi đi học, cha mẹ nên thử áp dụng các cách sau đây:
- Dành thời gian để giải thích cụ thể cho trẻ hiểu vì sao trẻ nên đến trường. Cụ thể cha mẹ có thể thuyết phục con bằng những câu nói như “khi đến trường con sẽ có được nhiều bạn bè mới”, “con đã lớn và cần phải đi học, cũng giống như việc cha mẹ đi làm mỗi ngày”, “đi học con sẽ được ca hát, đọc thơ, vui chơi cùng bạn bè, cô giáo”,…..Khi trẻ hiểu và nắm bắt được ý nghĩa của việc đi học thì trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, phấn khích hơn và có thể sớm thích nghi với môi trường học tập.
- Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho con. Bạn nên tham khảo nhiều cơ sở và biết rõ về cách ăn ngủ, sinh hoạt, giáo dục của trẻ tại trường để biết được con mình có phù hợp không. Điều này sẽ giúp cho cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn và có được những lời giải thích cụ thể cho con về môi trường mới. Trong trường hợp nhận thấy các yếu tố như ăn uống, ngủ nghỉ, giáo viên, cơ sở vật chất,…chưa phù hợp với trẻ thì bạn có thể đóng góp ý kiến hoặc cần thiết nên chọn trường khác cho con.
- Thường xuyên trao đổi và kể cho trẻ nghe về những điều thú vị, hấp dẫn sẽ diễn ra ở trường học. Tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu và nói một cách chân thực, tránh phóng đại mọi thứ. Cũng bởi khi trẻ bước vào trường học và trải nghiệm không đúng những lời mà bạn chia sẻ thì trẻ sẽ có xu hướng không tin tưởng và càng cố gắng tránh né nhiều hơn.
- Trước khi đưa trẻ vào lớp học, cha mẹ hoặc người thân nên dành một ít thời gian để chơi cùng trẻ tại sân trường. Khi đến đón trẻ bạn cũng nên thực hiện điều tương tự để trẻ có thể thăm thú nhiều điều mới mẻ xung quanh trường học. Điều này cũng giúp cho trẻ cảm thấy thân thuộc và gần gũi hơn nơi mình học.
- Khi đưa trẻ đến lớp học bạn nên chào hoặc hôn tạm biệt trẻ và hứa sẽ quay lại đón trẻ trước khi đi về. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an tâm và ổn định tâm lý tốt hơn. Cũng bởi có rất nhiều trẻ cảm thấy lo lắng và hoảng sợ cho rằng cha mẹ sẽ bỏ rơi mình và luôn tìm cách níu kéo.
- Khi trẻ có những hành động chưa ngoan thì cha mẹ nên bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu về những hành vi sai trái của bản thân. Tuyệt đối không nên mang cô giáo hay những người có chức vụ tại trường ra đe dọa trẻ.
Bất kì đứa trẻ nào cũng có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý khi đi học, nhất là những trường hợp trẻ lần đầu đến trường. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian và chú ý quan sát con em của mình để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường và can thiệp kịp thời.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!