7 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản bạn nên thử
Rối loạn tiền đình được đặc trưng bởi triệu chứng buồn nôn, ù tai, hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng, di chuyển khó khăn… Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lý có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả mà không cần điều trị nội khoa? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu 7 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà an toàn, đơn giản.
7 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản mà bạn nên thử
Bệnh rối loạn tiền đình không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Thế nhưng, nếu không được điều trị kịp thời, triệt để, chứng bệnh này có thể tạo điều kiện thuận lợi để những căn bệnh khác hình thành và phát triển.
Trong quá trình chữa bệnh, thuốc Tây thường đi kèm một số tác dụng không mong muốn. Do đó, nhiều bệnh nhân đã chủ động tìm hiểu và chuyển sang áp dụng những cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản và hiệu quả sau:
1. Xông hơi bằng nước ngải cứu
Không chỉ là một loại rau thơm ngon, bổ dưỡng, cây ngải cứu còn có công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình.
Hướng dẫn thực hiện
- Chuẩn bị một lượng lá bưởi, lá khuynh diệp và lá ngải cứu tươi vừa đủ
- Rửa sạch ba nguyên liệu trong nước muối pha loãng
- Nấu sôi tất cả vị thuốc trong vòng 20 phút
- Xông hơi bằng loại nước thảo mộc này nhằm hạn chế cảm giác buồn nôn, chóng mặt, thư giãn tinh thần và xoa dịu tâm trí
2. Xoa bóp, bấm huyệt
Phương pháp xoa bóp, bấm huyệt có thể nhanh chóng phát huy công dụng kiểm soát và đẩy lùi biểu hiện ù tai, khó ngủ, mất ngủ, chóng mặt, mất thăng bằng, đồng thời thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu lên não bộ. Để phép trị đạt được hiệu quả tối ưu, bệnh nhân cần nằm thoải mái trên giường và giữ đầu thật thẳng, sau đó nhẹ nhàng day ấn huyệt đạo theo quy trình sau:
Xoa bóp, bấm huyệt vùng trán
- Ấn vào các huyệt vùng giữa chân mày thật mạnh, sau đó di chuyển sang hai bên thái dương
- Miết chặt ngón tay xung quanh vùng trán nhằm tạo nên một lực cần thiết cho đến khi cảm thấy thư thái, dễ chịu hơn
- Hơi nghiêng đầu sang phải hoặc sang trái theo chiều thuận
- Bấm huyệt dọc trung tâm phần trán đến một phần thái dương
- Nhẹ nhàng đưa hai cánh tay vòng xuống cổ
- Thao tác liên tục và lần lượt đổi bên với phần thái dương còn lại
Xoa bóp, bấm huyệt vùng đầu
- Ấn vào vành tai trên bằng 5 ngón tay
- Tản đều lên vùng đỉnh đầu
- Đổi chiều và lặp lại
- Xoa bóp kết hợp ấn huyệt vùng đầu, mô phỏng động tác chải tóc hất ngược và ngang đầu
- Lấy các ngón tay gõ nhẹ vào vùng đầu – trán
- Đan hai bàn tay với nhau, vỗ nhẹ nhàng từ trán xuống thái dương rồi di chuyển xung quanh đầu
Xoa bóp, bấm huyệt vùng ổ mắt
- Tạo ra một lực nhẹ nhàng ở vùng hốc mắt bằng hai đầu ngón cái
- Ấn giữ và nhích dần ngón tay lên vùng đầu – trán giữa chân mày
- Đưa ngón tay hơi xéo lên đuôi chân mày chừng 1cm
- Tiếp tục kéo ngón tay lên phần đỉnh đầu ở phía hai bên
- Lưu ý, đường xéo bắt đầu từ hốc mắt rồi từ từ đi thẳng lên phía trên
Xoa bóp, bấm huyệt vùng tai
- Kết hợp nhấn giữ vùng đuôi mắt sao và đảm bảo cách đuôi mắt 2cm
- Tiếp tục nhấn giữ vành tai, vùng giữa đầu và xoa miết lên xuống ở phía trước – sau tai
- Thực hiện động tác xoay đều các huyệt đạo xung quanh vành tai
Lưu ý, bạn nên áp dụng kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt trong vòng 20 – 30 lần/động tác và miết chặt làn da để tạo ra một lực đủ mạnh tác động lên mọi huyệt đạo.
3. Thực hiện bài tập luyện mắt – Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà an toàn
Muốn cải thiện triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng khi di chuyển cũng như nâng cao tầm nhìn, bệnh nhân có thể áp dụng cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản sau:
- Hướng mắt về phía trước
- Tập trung nhìn vào một vật nào đó nằm ngang tầm mắt
- Chậm rãi di chuyển hướng nhìn từ bên này sang bên kia trong khi vẫn đảm bảo giữ nguyên điểm nhìn với vật thể
- Nếu cảm thấy hơi chóng mặt, hãy thực hiện động tác chậm lại
- Cố gắng duy trì trong vòng 1 phút để bộ não học cách thích ứng
- Luyện tập 3 – 5 lần/ngày kết hợp động tác ngẩng đầu và gật đầu
4. Thực hiện bài tập toàn thân
Bài tập đơn giản này giúp rèn luyện đôi mắt, thư giãn vai gáy và giữ thăng bằng cho cơ thể. Nhờ đó, bệnh nhân có thể di chuyển dễ dàng, vững vàng và không bị lảo đảo, loạng choạng.
Tuy nhiên, trước khi tiến hành, độc giả nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên hữu ích nhất. Bên cạnh đó, bạn cần kiên trì luyện tập những động tác này từ cơ bản đến nâng cao để chủ động đẩy lùi triệu chứng.
Bài tập 1
- Di chuyển mắt và đầu chầm chậm
- Hơi nhún và xoay khớp vai
- Hơi cúi cơ thể về phía trước, thực hiện động tác tương tự lúc nhặt một đồ vật nào đến trên mặt sàn
- Nhẹ nhàng uốn người từ trái sang phải và lặp lại hoặc thực hiện động tác nhặt đồ, sau đó nghiêng sau từng bên
Bài tập 2
- Đặt những ngón tay cách khuôn mặt 30cm – 1m
- Chầm chậm đánh mắt và chớp mắt, sau đó tiến hành nhanh dần
Bài tập 3
- Kết hợp di chuyển đầu với động tác nhắm – mở mắt
- Hơi gập cơ thể về trước rồi ngả người ra sau
- Xoay người từ từ từ bên trái sang bên phải và liên tục đổi bên
Ngoài ra, bạn cũng có thể vừa mở – nhắm mắt vừa đi xung quanh phòng, lên – xuống cầu thang khi đang nhắm – mở mắt hay tham gia tích cực vào các trò chơi cần kéo giãn, khom lưng, cầm nắm…
5. Tập yoga
Những động tác yoga vừa sức có thể ổn định huyết áp, củng cố chức năng tim mạch, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, từ đó hạn chế tình trạng chóng mặt, hoa mắt, rối loạn vận mạch. Không chỉ dừng lại ở đó, bộ môn này còn góp phần tăng cường hoạt động não bộ, xoa dịu lo âu, căng thẳng, cải thiệu quá trình tiêu hóa, kích thích cơ thể hấp thu dưỡng khí và duy trì xương khớp dẻo dai, chắc khỏe.
Để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiền đình, người bệnh có thể tham khảo các bài tập yoga như:
- Tư thế trái núi
- Tư thế cây cầu
- Tư thế con cá
- Tư thế gối chạm trán
- Tư thế đứng gập người về phía trước
6. Ngâm chân trong nước ấm – Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản
Ngâm chân trong nước ấm vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là một trong những mẹo dân gian trị rối loạn tiền đình an toàn và hiệu quả nhất. Phương pháp chăm sóc sức khỏe đơn giản này có thể giải tỏa căng thẳng, giảm nhanh đau đầu, thư giãn cơ bắp, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể của mọi đối tượng.
Hướng dẫn thực hiện
- Nấu sôi một lượng nước vừa đủ với vài lát gừng cùng một chút muối tinh
- Pha loãng nước ấm ở 50 – 60 độ C
- Ngâm chân với dung dịch vừa chuẩn bị khoảng 30 – 45 phút vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ (tránh ngâm chân trước hoặc sau khi dùng bữa tối 1 tiếng)
- Nhẹ nhàng massage đôi chân
- Lau chân cẩn thận bằng khăn bông
7. Điều chỉnh thói quen ăn uống
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ góp phần kiểm soát bệnh tật. Các chuyên gia cho biết, bệnh nhân rối loạn tiền đình nên xây dựng thực đơn giàu vitamin, chất xơ và axit folic bởi:
- Nhóm thực phẩm giàu axit folic (đậu phộng, đậu trắng, cam tươi, bánh mì, cải bó xôi…) giúp nâng cao sức khỏe của hệ thống thần kinh và tăng cường thể trạng.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin (cá, sữa, trứng, chuối, đu đủ, hạt óc chó, ngũ cốc, cà chua, cải xoăn, bông cải xoăn…) có thể cải thiện triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, ù tai của bệnh rối loạn tiền đình.
- Nhóm thực phẩm giàu chất xơ (măng tây, cà chua, chanh quýt, bí ngô, bông cải xanh…) kích thích quá trình chuyển hóa và củng cố khả năng miễn dịch.
Óc heo hấp ngải cứu, óc heo trộn trứng gà, sườn non nấu lá đinh lăng, canh mộc nhĩ thịt xay và chè nhãn nhục hạt sen là những món ăn vô cùng lý tưởng dành cho những người đang bị rối loạn tiền đình.
- Óc heo hấp ngải cứu: Chuẩn bị 1 bộ óc heo, 1 nắm lá ngải cứu và một chút rau diếp cá. Sơ chế óc heo kỹ lưỡng. Rửa sạch lá ngải cứu và rau diếp cá trong nước muối pha loãng, xắt nhỏ. Bỏ óc heo và lá ngải cứu vào tô, nêm nếm gia vị vừa ăn và chưng cách thủy trong vòng 40 phút, sau đó thêm một chút rau diếp cá rồi tắt bếp. Thưởng thức món ăn khi còn nóng trong 7 ngày liên tục.
- Óc heo trộn trứng gà: Chuẩn bị 1 bộ óc heo, 1 trứng gà và một ít húng quế. Sơ chế óc heo cẩn thận. Rửa sạch húng quế trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo. Xắt nhuyễn húng quế. Trộn đều ba nguyên liệu. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Chiên vàng hỗn hợp. Dùng 1 bữa/ngày, liên tục 10 ngày.
- Sườn non nấu lá đinh lăng: Chuẩn bị 200g sườn non và 200g lá đinh lăng non. Sơ chế sườn non kỹ lưỡng và xắt miếng vừa ăn. Rửa sạch lá đinh lăng trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo, cắt khúc vừa ăn. Ướp sườn non với hành lá, hành khô, tiêu xay, nước mắm, muối và đường khoảng 15 phút. Hầm nhừ sườn non trên lửa nhỏ. Vớt bọt liên tục. Cho đinh lăng vào, nấu thêm 5 – 10 phút. Thưởng thức món ăn với cơm nóng.
- Canh mộc nhĩ thịt xay: Chuẩn bị 30g mộc nhĩ, 50g thịt nạc xay, 3 lát gừng tươi và 5 trái táo tàu. Ngâm nở mộc nhĩ, xắt miếng vừa ăn. Tẩm ướp thịt xay. Nấu sôi hai nguyên liệu cùng 600ml nước lọc trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 200ml. Nêm nếm gia vị vừa ăn. Dùng món ăn này kèm cơm nóng.
- Chè nhãn nhục hạt sen: Chuẩn bị 500g hạt sen tươi, 120g nhãn nhục, 150g rau câu giòn, 1 bông lài cùng một lượng đường phèn vừa đủ. Rửa sạch hạt sen, loại bỏ tâm sen. Rửa sạch nhãn nhục và bông lài. Xắt sợi rau câu giòn. Nấu sôi hạt sen với một lượng nước vừa đủ cho đến khi chín mềm, thêm chút đường phèn, khuấy đều rồi vớt hạt sen ra để riêng. Nấu chín nhãn nhục với một lượng nước vừa đủ (trong nồi khác), thêm chút đường phèn và khuấy đều. Ướp hoa lài với phần rau câu giòn đã cắt sợi trong một cái tô lớn khoảng 15 – 30 phút. Khi nhãn nhục vừa chín tới, ta cho hạt sen vào nấu chung thêm 10 – 15 phút, cuối cùng bổ sung 500g đường phèn vào, khuấy đều và tắt bếp. Lưu ý, phụ nữ mang thai tránh dùng nhiều nhãn nhục vì vị thuốc này có thể gây đau bụng và động thai.
Ngoài ra, bệnh nhân cần kiêng cữ một số loại thực phẩm, thức uống không tốt cho sức khỏe nói chung và giấc ngủ nói riêng, đó là:
- Cafe, trà đặc (caffein có thể tăng cường triệu chứng ù tai)
- Bia rượu dẫn đến hiện tượng chóng mặt, đau đầu và làm nhiễu loạn tâm trí
- Thuốc lá (nguồn nicotin từ thuốc lá sẽ làm giảm nguồn máu nuôi dưỡng não và tai)
- Bơ, bánh kem, mỡ động vật gây tăng nồng độ cholesterol, tắc nghẽn tĩnh mạch và khiến bệnh tình càng thêm trầm trọng
Bài viết đã giới thiệu 7 cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà đơn giản, an toàn mà bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng, đồng thời tuân thủ mọi chỉ định chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!