Rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi nhưng đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Nếu không được phát hiện từ sớm và điều trị dứt điểm, hội chứng này sẽ dẫn đến hàng loạt hệ lụy khó lường. Vậy rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Thông tin tổng quan về bệnh rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình là tình trạng trục trặc trong quá trình truyền dẫn – tiếp nhận thông tin hai chiều liên quan đến đến sự tổn thương não bộ hoặc dây thần kinh.
Rối loạn tiền đình thường bắt nguồn từ những nguyên nhân lành tính (chỉ có một số ít trường hợp xuất phát từ các bệnh lý về thần kinh, não bộ). Khi mắc phải vấn đề sức khỏe này, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, quay cuồng, vận động khó khăn, mệt mỏi, uể oải, từ đó suy giảm chất lượng cuộc sống.
Những triệu chứng trên có thể diễn ra đột ngột, lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Các chuyên gia phân chia bệnh lý này thành hai dạng là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại biên, cụ thể:
- Rối loạn tiền đình trung ương là kết quả của hiện tượng tổn thương nhân tiền đình tại tiểu não, thân não với những triệu chứng âm thầm, không rõ ràng, nguy hiểm và khó trị.
- Rối loạn tiền đình ngoại biên có nguồn gốc ngoại biên, được đặc trưng bởi triệu chứng mất thăng bằng và chóng mặt nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nhằm chữa bệnh rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước hết, bệnh nhân cần xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
- Thạch nhĩ lạc chỗ
- Thiếu máu, tai biến, bệnh lý tim mạch, huyết áp thấp
- Mất ngủ, căng thẳng thần kinh, áp lực công việc
- Viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não
- Yếu tố tuổi tác
- Lạm dụng rượu bia, mất máu quá nhiều, sử dụng thuốc Tây, nhiễm độc cơ thể
- Lối sống không lành mạnh
- Môi trường sống quá nhiều tiếng ồn
Bệnh rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?
Hoa mắt, chóng mặt là hai dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh rối loạn tiền đình. Nếu các triệu chứng vẫn không hề thuyên giảm sau vài giờ hoặc vài ngày, bệnh nhân cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng hướng.
Nhìn chung, rối loạn tiền đình ngoại biên thường tự khỏi. Trong một số trường hợp, các biểu hiện khó chịu sẽ nhanh chóng chấm dứt trong vòng chưa đầy 1 tiếng. Thế nhưng, nhiều bệnh nhân phải mất đến vài ngày, vài tuần, thậm chí một tháng mới tự hết bệnh.
Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy, tình trạng này không liên quan đến bất cứ bệnh lý nào về thần kinh và não bộ thì độc giả có thể hoàn toàn yên tâm. Bạn sẽ khỏe mạnh như bình thường sau khi các triệu chứng biến mất.
Trái lại, bệnh rối loạn tiền đình trung ương thường có xu hướng kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên. Do đó, bạn cần nắm vững nguyên nhân hình thành để xử lý triệt để. Nếu bị chóng mặt kèm khó nói, yếu mặt, tê yếu chân tay, người đọc hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Sau khi phát hiện tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, an toàn và dặn dò bệnh nhân bám sát chặt chẽ. Thời gian điều trị phụ thuộc rất nhiều vào mức độ bệnh lý cũng như thái độ hợp tác của người bệnh trong suốt quá trình chữa bệnh.
Biện pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh rối loạn tiền đình
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần ghi nhớ những vấn đề sau:
- Dùng thuốc theo toa với liều lượng an toàn, phù hợp
- Chăm chỉ thực hiện các bài tập hồi phục chức năng tiền đình, đặc biệt là bài tập luyện đầu, mắt và toàn thân
- Thường xuyên tập luyện thể dục – thể thao
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya
- Kiêng cữ thuốc lá, đồ ngọt, cà phê, rượu bia, nước tăng lực
- Tăng cường dung nạp nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (măng tây, cải bó xôi, đậu bắp, bí ngô, bông cải xanh, trái bưởi, hạnh nhân, hạt óc chó, ngũ cốc nguyên cám…)
Bài viết đã giải đáp chi tiết câu hỏi: “Bệnh rối loạn tiền đình có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?” Tóm lại, rối loạn tiền đình ngoại biên sẽ tự hết chỉ sau một khoảng thời gian ngắn hình thành. Tuy nhiên, các bệnh nhân rối loạn tiền đình trung ương cần được chẩn đoán chính xác ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, đồng thời tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!