Rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám bác sĩ? Khám khoa nào?
Nếu có thể phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp cho các triệu chứng của rối loạn tiền đình được mau chóng cải thiện. Vậy rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám bác sĩ? Khám khoa nào?
Tiền đình chính là bộ phận nằm ở phía sau của ốc tai, nó giữ vai trò rất quan trọng trọng việc cân bằng và điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể và một số cơ quan khác như đầu, mắt, thân mình. Khi bộ phận này bị tổn thương sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn tiền đình. Người bệnh sẽ khó có thể giữ được thăng bằng khi đi chuyển và hoạt động. Bên cạnh đó, họ còn xuất hiện các triệu chứng như ù tai, choáng váng, quay cuồng, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,…
Các biểu hiện của bệnh thường sẽ xuất hiện đột ngột và tái phát rất nhiều lần sau đó khiến cho người bệnh mất tập trung, suy giảm chất lượng cuộc sống. Căn bệnh này có thể xuất phát ở mọi lứa tuổi và đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, độ tuổi dễ bị rối loạn tiền đình nhất là những người trưởng thành, tuổi tác càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng gia tăng.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình
Bệnh rối loạn tiền đình có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi thời tiết đột ngột, nhiễm độc thuốc, hóa chất, thực phẩm ăn uống hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác như tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não, thoái hóa đốt sống cổ hoặc các vấn đề về não bộ như u tiểu não, u não, u dây thần kinh số 8,…
Tình trạng rối loạn tiền đình được nghiên cứu và chia thành 2 thể là rối loạn tiền đình trung ương và rối loạn tiền đình ngoại vi.
Nguyên nhân của chứng rối loạn tiền đình trung ương:
- Hạ huyết áo
- Xơ vữa động mạch
- Thoái hóa cột sống cổ
Nguyên nhân củ chứng rối loạn tiền đình ngoại vi:
- Thuốc: Những loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc xạ trị, thuốc điều trị ung thư, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh có thể làm tổn thương đến bộ phần tiền đình – ốc tai.
- Các bệnh lý ở tai: Đối tượng bị xơ cứng tai, viêm tai xương chũm mạn tính sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình.
- Cơ thắt động mạch cột sống thân nền. Trường hợp này sẽ dễ gặp ở nhân viên văn phòng, phải thường xuyên ngồi làm việc trong môi trương máy lạnh và tiếp xúc nhiều với máy tính. Đồng thời họ ít vận động, dễ bị nhiễm lạnh khiến cho các triệu chứng rối loạn tiền đình dễ hình thành.
Biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình
Một số biểu hiện đặc trưng của người bệnh rối loạn tiền đình như:
- Mất thăng bằng: Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển, hoạt động hàng ngày. Khi đi sẽ cảm thấy choáng váng, thường hay tìm kiếm những người xung quanh hoặc thứ gì đó để bám vào.
- Chóng mặt, đau đầu là dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này. Lúc đầu người bệnh sẽ xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua và tự động biến mất. Tuy nhiên về sau chúng sẽ xuất hiện liên tục và thường xuyên hơn.
- Cảm thấy buồn nôn, ù tai, mệt mỏi.
- Xuất hiện các triệu chứng về thị giác như mắt mờ, sợ ánh sáng.
- Ngoài ra, người bệnh cũng hay ngất xỉu, mất dần ý thức, thiếu sức sống.
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng được xem là một trong các biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình.
Nếu các triệu chứng của bệnh không được ngăn chặn kịp thời sẽ khiến cho người bệnh bị suy nhược cơ thể, chân tây tê bì, mất tập trung,..gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Người bệnh lâu dần sẽ xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, cảm xúc thay đổi, dễ cáu gắt, nóng giận. Nhiều khả năng có thể gây điếc và gây tai nạn khi tham gia giao thông.
Rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám bác sĩ? Khám khoa nào?
Chóng mặt là biểu hiện của khá nhiều bệnh lý khác nhau, nó có thể xuất phát từ các bệnh như hạ huyết áp, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não,..Tuy nhiên, khi triệu chứng này xuất hiện kèm với sự mất thăng bằng, các cơn đau đầu đến bất chợt, tay chân run rẩy, đi đứng lảo đảo, buồn nôn, ù tai,..thì có nhiều khả năng bạn đang mắc phải chứng bệnh rối loạn tiền đình.
Ngay khi nhận thấy các triệu chứng nêu trên, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sơ y tế chuyên khoa để tiến hành thăm khám. Căn bệnh này cần phân biệt với những bệnh cấp cứu của hệ thần kinh và nó cũng là bệnh lý thuộc nhóm bệnh thần kinh nên cần được thăm khám và điều trị tại chuyên khoa thần kinh. Chuyên khoa này có mặt tại tất cả các bệnh viên đa khoa trên toàn quốc.
Khi tiến hành thăm khám, các bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ, chụp X -quang để kết quả chẩn đoán được chính xác hơn. Sau khi xác định cụ thể, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh, tuổi tác, nguyên nhân gây ra bệnh mà đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo các hướng dẫn điều trị của bác sĩ để giúp cho bệnh tình mau chóng cải thiện. Đồng thời bệnh nhân phải kết hợp với việc nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, hạn chế sử dụng các loại nước uống có hại như bia, rượu, cà phê, thuốc lá để hỗ trợ tốt cho quá trình chữa bệnh.
Rối loạn tiền đình khi nào cần đi khám bác sĩ? Khám khoa nào? Các thắc mắc này đã được giải đáp cụ thể trong bài viết trên đây. Hy vọng bạn đọc sẽ có cách nhận biết và thăm khám kịp thời để ngăn chặn được các hậu quả xấu mà rối loạn tiền đình có thể gây ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!