Chẩn đoán rối loạn tiền đình cần làm xét nghiệm gì?
Chẩn đoán rối loạn tiền đình cần phải tiến hành nhiều xét nghiệm khác nhau. Kết quả của quy trình này sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân cũng như mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Từ đó, phác đồ điều trị sẽ được hình thành để đảm bảo khắc phục bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Vậy nó bao gồm các bước nào? bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để được giải đáp.
Rối loạn tiền đình khi nào cần tiến hành chẩn đoán?
Thông thường, chóng mặt là triệu chứng đầu tiên của tình trạng rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, nó cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, hạ huyết áp, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,… Vì thế, bạn cần xác định rõ ràng thông qua các biểu hiện đi kèm.
Nếu chứng chóng mặt đi kèm với cơn nhức đầu bất chợt cùng với đó là các triệu chứng như mắt nhìn mờ, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã,… đây có thể là triệu chứng rối loạn tiền đình. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, những biểu hiện này cũng cần phân biệt với các bệnh lý thần kinh vừa kể trên. Do đó, các xét nghiệm và chẩn đoán chuyên khoa cần được tiến hành đầy đủ.
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, cũng giống như bất kỳ chứng bệnh nào khác, rối loạn tiền đình cũng cần được kiểm tra và xét nghiệm ngay khi có những biểu hiện đầu tiên. Điều này bao gồm sự xuất hiện của các dấu hiệu bệnh hoặc cả khi bạn nghi ngờ mắc bệnh.
Tại các trung tâm y tế, các bác sĩ chuyên khoa cùng với hệ thống máy móc chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ bạn trong việc chẩn đoán bệnh tốt nhất. Vì những biểu hiện ban đầu của chứng rối loạn tiền đình thường hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tâm thần khác nên bạn nên tiến hành đầy đủ các xét nghiệm để đảm bảo phát hiện đúng bệnh và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán rối loạn tiền đình cần làm xét nghiệm gì?
Để lựa chọn được phương pháp điều trị rối loạn tiền đình mang lại hiệu quả cao thì bạn nên tiến hành thực hiện đầy đủ các phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán. Điều này giúp các bác sĩ nắm rõ tình trạng cũng như mức độ bệnh cụ thể của mỗi bệnh nhân, từ đó giúp lên phác đồ điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Chẩn đoán rối loạn tiền đình bạn có thể được các bác sĩ tiến hành các xét nghiệm như:
- Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG)
Đây là quy trình tiến hành kiểm tra và đánh giá các chuyển động bình thường và chuyển động tự phát của mắt. Nó còn giúp phát hiện những tổn hại bên trong não hoặc các dây thần kinh gây ra tình trạng chóng mặt, hoa mắt,… Trong quá trình tiến hành, bạn sẽ được ghi lại các chuyển động của mắt bằng biểu đồ và rất nhiều bản ghi chép sẽ được thực hiện để đảm bảo tính chính xác nhất.
Xét nghiệm này sẽ sử dụng điện và các điện cực nhỏ được đặt lên các vùng da xung quanh mắt. Chúng sẽ ghi lại được những chuyển động của mắt, điều này giúp các bác sĩ chuyên khoa dễ dàng xác định và đánh giá mức độ của tình trạng rối loạn tiền đình hoặc nhận biết các vấn đề khác về thần kinh.
- Xét nghiệm xoay vòng
Phương pháp xét nghiệm này được tiến hành khi các bác sĩ cần đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa tai và mắt trong. Khác với Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG) đối với quy trình này, bạn sẽ được sử dụng kính video hoặc các điện cực để ghi lại các chuyển động của mắt khi hoạt động.
- Đo âm ốc tai (OAE)
Đây là một phương pháp giúp các bác sĩ kiểm tra về sự chuyển động các tế bào lông bên trong ốc tai. Chúng giúp nhận biết sự hoạt động bên trong đang diễn ra như thế nào bằng cách đo sự phản ứng của các tế bào này với nhiều kích thích âm thanh bằng một chiếc loa nhỏ đặt bên trong ống tai. Đo âm ốc tai (OAE) có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán rối loạn tiền đình ở các bệnh nhân.
- MRI (Chụp cộng hưởng từ)
Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm có thể mang lại hình ảnh cận cảnh lâm sàng. Hình ảnh được đảm bảo rõ nét và giúp cho quá trình chẩn đoán bệnh mang tính chính xác cũng như hiệu quả cao. Thông thường, nó có thể giúp phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có rối loạn tiền đình.
MRI (Chụp cộng hưởng từ) được đảm bảo các hình ảnh phản ánh rõ mặt cắt ngang của các mô cơ thể. Nó giúp phát hiện các khối u, tai biến và các sự bất thường ở phần mô mềm. Thông thường, chúng thường được biểu hiện qua các triệu chứng chóng mặt, ngất xỉu tương tự như rối loạn tiền đình.
- Một số xét nghiệm khác
Trong một số trường hợp, bạn cũng sẽ được các bác sĩ chỉ định tiến hành xét nghiệm máu. Điều này giúp kiểm tra hàm lượng máu trong cơ thể vì nếu bị thiếu hụt nó có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi – nguyên nhân gây chứng rối loạn tiền đình.
Bên cạnh đó, chụp Xquang cũng có thể sẽ được tiến hành để các bác sĩ có thể dễ dàng theo dõi sự chuyển biến của tình trạng rối loạn tiền đình. Từ đó đảm bảo phác đồ điều trị chính xác và hiệu quả nhất.
Rối loạn tiền đình có thể làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bạn. Do đó, việc thăm khám để được tiến hành chẩn đoán bệnh là vô cùng cần thiết ngay từ giai đoạn đầu. Điều này không chỉ giúp quy trình điều trị nhanh chóng mà còn giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa được nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!