Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là gì? Có nguy hiểm không?
Chóng mặt là một trong các hiện tượng mà ai cũng đã từng trải qua bởi nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính sẽ làm cho cơn chóng mặt trở nên dữ dội hơn, nó xuất hiện một cách đột ngột khiến cho người bệnh hoang mang, lo sợ và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ.
Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là gì?
Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là một căn bệnh khá phổ biến. Đây là tình trạng rối loạn tiền đình xuất hiện khi thay đổi vị trí đầu một cách đột ngột, ví dụ như nằm xuống, ngồi dậy bất ngờ, ngẩng đầu lên hoặc xuống. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, mức độ từ nhẹ đến nặng và thường sẽ kéo dài trong khoảng vài phút.
Tiền đình được xem là một giác quan của cơ thể, nó có thể cảm nhận được tư thế trong không gian, nhờ đó mà giúp cho con người cân bằng được sự di chuyển và hoạt động mắt, đầu, thân mình. Bộ phận tiền đình sẽ bao gồm các cơ quan như dây thần kinh dẫn truyền, ống bán khuyên nằm trong ốc tai, nhân thần kinh phân tích tín hiệu bên trong não bộ.
Khi ống bán khuyên bị tác động và tổn thương sẽ làm cho bạn cảm thấy bị chóng mặt. Trong đó, tình trạng chóng mặt kịch phát tư thế lành tính sẽ phổ biến nhất và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những đối tượng trung niên. Nữ giới cũng sẽ dễ gặp căn bệnh này hơn so với nam giới.
Bên cạnh hiện tượng chóng mặt đặc trưng thì người bệnh cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, choáng váng. Những biểu hiện này sẽ tăng dần mức độ khi bệnh nhân thay đổi tư thể. Ngược lại nếu bệnh nhân giữ nguyên tư thế thì các triệu chứng sẽ dần giảm bớt. Tuy nhiên, tình trạng bệnh sẽ thường xuyên tái phát, xuất hiện sau vài ngày, vài tháng hoặc vài năm sau đó.
Các chuyên gia cũng đã phân tích rõ hơn về tên gọi của bệnh lý này, cụ thể:
- Chóng mặt: Là cảm giác khó có thể định vị được tư thế trong không gian, không thể giữ thằng bằng và cảm thấy mọi thứ đang đảo lộn, xoay vòng.
- Kịch phát: Đây là cụm từ dùng để chỉ thời gian xảy ra các triệu chứng của bệnh, thường sẽ đến đột ngột, bất ngờ và kéo dài trong thời gian ngắn.
- Tư tế: Có nghĩa là tình trạng chóng mặt sẽ xuất hiện khi thay đổi tư thế bất ngờ.
- Lành tính: Có thể hiểu căn bệnh này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người.
Biểu hiện của chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Chóng mặt là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh chóng mặt kịch phát tư thế lành tính. Thường triệu chứng này sẽ diễn ra vào buổi sáng, ngay sau khi người bệnh vừa tỉnh dậy, bệnh nhận sẽ thấy nhà cửa bắt đầu đảo lộn, xoay tròn và nghiêng ngả. Sau khi nằm xuống, người bệnh càng cảm thấy cơn chóng mặt diễn ra dữ dội hơn so với lúc đầu. Điều này khiến cho họ cảm thấy lo lắng và hoang mang tột độ.
Thế nhưng họ cũng sẽ dễ dàng nhận biết rằng khi di chuyển đầu, thay đổi tư thế, nhìn xung quanh sẽ làm cho tình trạng chóng mặt càng gia tăng. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ dễ bị buồn nôn, mắc ói và có xu hướng nằm yên, nhắm chặt mắt lại. Từ từ, cơn chóng mặt cũng sẽ được cải thiện sau khoảng vài phút và biến mất.
Tuy nhiên, các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, choáng váng, mất thăng bằng, đứng không vững sẽ dễ bị tái phát khi người bệnh di chuyển vị trí của đầu đột ngột, điển hình như xoay đầu quá nhanh, ngồi bật dậy, cúi người xuống,…Vòng lặp này sẽ xuất hiện liên tục, có thể vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
Nguyên nhân của bệnh chóng mặt kích phát tư thế lành tính
Hiện nay, đã có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh chóng mặt kịch phát tư thế lành tính. Tuy nhiên, chúng đều chưa được chứng minh và công nhận rõ ràng. Thế nhưng nguyên nhân về sự xuất hiện các hạt sỏi nhỏ bên trong ốc tai nhận được nhiều sự đồng tình hơn.
Ốc tai sẽ được gắn kết với ba vòng ống bán khuyên, nó được xếp theo ba mặt phẳng không gian hoàn toàn khác nhau. Được biết quá trình thông dịch bên trong các ống bán khuyên sẽ giúp cho cơ thể định hướng tư thế được tốt hơn. Do đó, khi cơ thể bắt đầu thay đổi theo một chiều tư thế nhất định nào đó, các hạt sỏi sẽ dần di chuyển vào một trong ba ống bán khuyên theo những mặt phẳng, làm kích thích hệ thống tiền đình, nó sẽ gửi tín hiệu đến não bộ, dần khởi phát cảm giác chóng mặt.
Hệ quả của quá trình này đó là cơ thể có phản xạ nằm yên, giữ nguyên trạng thái ban đầu mà tại đó có xuất hiện cảm giác an toàn. Khi hạt sỏi ngừng di chuyển thì hiện tượng chóng mặt cũng sẽ dần mất đi. Đa phần những người bệnh chỉ bị ảnh hưởng một bên tai và gây ra tình trạng Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính.
Các đối tượng cơ nguy cơ mắc bệnh chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính là căn bệnh không phân biệt độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Tuy nhiên, bệnh sẽ thường dễ xuất hiện hơn đối với những độ tuổi trung niên và tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn gấp 2 lần so với nam giới. Tình trạng này sẽ hiếm gặp ở những đối tượng trẻ tuổi, cụ thể là dưới 20 tuổi.
Theo nghiên cứu cho biết, tần suất bị chóng mặt kích phát lành tính là khoảng 2,4% và một số tính toán khác từ 10-64%/100.000 người trong tổng dân số. Thế nhưng, đối với thực tế con số này lại cao hơn, các dữ liệu thống kê thường sẽ có chênh lệch và gặp phải một số sai sót.
Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Những đối tượng phụ nữ từ 50 tuổi trở lên
- Những người đã từng bị chấn thương, tai nạn ở đầu hoặc gặp phải những rối loạn về các cơ quan cân bằng của tai.
Cách điều trị chóng mặt kịch phát tư thế lành tính
Chóng mặt kịch phát tư thế lành tính không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của con người tuy nhiên nó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Vì thế, khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể để loại bỏ các bệnh lý khác. Sau khi xác định được tình trạng bệnh, bạn nên thực hiện một số các điều trị sau đây:
1. Hạn chế thay đổi tư thế quá nhanh, quá đột ngột
Bạn cần phải luôn nhớ điều này để không làm cho triệu chứng chóng mặt tái phát trở lại. Bất kể trường hợp nào cũng không được thay đổi tư thế quá nhanh hoặc quá đột ngột. Mỗi khi tỉnh giấc bạn nên từ từ ngồi dậy, đứng dậy nhẹ nhàng hoặc thực hiện chậm rãi các động tác như xoay đầu, ngửa đầu, cúi đầu,…Cách tốt nhất là nên nhắm mắt lại để có thể hạn chế bớt tình trạng thu nhận các tín hiệu về sự thay đổi của không gian, ngăn ngừa việc kích thích tiền đình. Sau khi đã xác định được tư thế mới thì bắt đầu mở mắt ra.
Nếu các cơn chóng mặt của bạn thường xuyên xuất hiện vào lúc thức dậy của buổi sáng thì nên chú ý kê thêm nhiều gối để cố định được phần đầu một cách ngay ngắn, bạn nên nằm ngửa và hạn chế tình trạng nghiêng về một bên. Ngoài ra, người bệnh cũng phải hạn chế việc ngồi ghế xoay hay những loại ghế phải tựa đầu về sau quá nhiều. Cần chú ý khi thực hiện các hoạt động cúi người, nghiêng người một cách quá mức như thắt dây dài, nhặt đồ,…
2. Áp dụng các bài tập cải thiện hệ thống tiền đình
Để các triệu chứng của bệnh chóng mặt kịch phát tư thế lành tính mau chóng thuyên giảm và hạn chế tối đa tình trạng tái phát, bạn cũng cần rèn luyện một số bài tập để cải thiện hệ thống tiền đình. Hiện nay, các quá trình điều trị bệnh có xu hướng không cần đến sự can thiệp của thuốc Tây, do đó việc áp dụng những bài tập hỗ trợ sẽ được áp dụng nhiều hơn.
Những bài tập tái lập vị trí của những hạt sỏi bên trong ống bán khuyên sẽ được hướng dẫn và tiến hành tại phòng khám của các bệnh viện hoặc trung tâm vật lý trị liệu. Nếu có thể thực hiện đúng cách và kiên trì trong một thời gian sẽ giúp cho các triệu chứng của bệnh được cải thiện tốt hơn.
3. Sử dụng thuốc Tây
Trong một số trường hợp cần thiết, các bác sĩ kê đơn thuốc để hỗ trợ điều chỉnh và làm thuyên giảm triệu chứng chóng mặt đối với những cơn cấp tính. Thông thường, thuốc kháng sinh histamine chỉ được hướng dẫn sử dụng cho những người bệnh có biểu hiện chóng mắt dữ dội, không thể cải thiện ngay cả khi ổn định tư thế.
Ngoài ra, một số loại thuốc an thần cũng có thể được kê đơn để giảm bớt tình trạng lo lắng, căng thẳng, hoảng sợ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Bởi vì hầu hết những loại thuốc hỗ trợ điều trị đều có khả năng gây nên cá tác dụng phị không mong muốn. Người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của chuyên gia để bệnh tình mau chóng cải thiện.
4. Một số cách điều trị khác
- Người bệnh không được làm việc nặng, một mình đi lại quá xa hoặc điều khiển máy móc, xe cộ, leo trèo cao,..Những hoạt động này có thể làm cho các cơn chóng mặt tái phát nhiều hơn và phát triển theo mức độ nặng nề. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra một số tai nạn làm ảnh hưởng đến bệnh nhân và những người xung quanh.
- Khi xuất hiện tình trạng chóng mặt, người bệnh cần phải giữ bình tĩnh, hạn chế thay đổi tư thế đột ngột, nghỉ ngơi thoải mái. Nếu cảm thấy mắc ói, buồn nôn thì nên hít thở thật sâu, tập trung vào từng hơi thở.
- Nơi dọn dẹp, đảm bảo không gian sinh hoạt thoáng mát, sạch sẽ, lối đi rộng, hạn chế để đồ vật lung tung, bừa bộn.
- Bổ sung nhiều nước mỗi ngày, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
- Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, chất gây nghiện.
- Sắp xếp thời gian hợp lý, ngủ đủ giờ.
- Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh áp lực, căng thẳng kéo dài.
- Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp như yoga, thiền định, đi bộ,…
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết của căn bệnh chóng mặt kịch phát tư thế lành tính. Hy vọng bạn đọc có thể phát hiện và ngăn ngừa hiệu quả để có được cuộc sống thoải mái và dễ chịu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!