11 Điều người bị rối loạn tiền đình cần hết sức lưu ý
Rối loạn tiền đình có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm trong trường hợp các triệu chứng bệnh đột ngột xuất hiện. Do đó cần nắm rõ những điều người bị rối loạn tiền đình cần lưu ý sau đây về cách kiểm soát triệu chứng, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hay làm việc để luôn có biện pháp phòng tránh và bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.
11 điều người bị rối loạn tiền đình cần lưu ý
Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của chứng rối loạn tiền đình. Nhiều người thường cho rằng đây là bệnh tuổi già, tuy nhiên số lượng những người trẻ mắc bệnh hiện nay cũng đang ngày một tăng. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng cũng dễ tái phát, dễ gây ra nhiều biến chứng, do đó người bệnh không được chủ quan trong suốt quá trình điều trị.
Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngay nhưng cũng có thể kéo dài nếu không được chăm sóc và cải thiện đúng cách. Người bệnh cần thực sự kiên trì trong duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày thì bệnh mới thực sự được cải thiện. Cụ thể, để nhanh chóng loại bỏ bệnh, hãy tham khảo những điều người bị rối loạn tiền đình cần lưu ý sau đây.u
Người bị rối loạn tiền đình không nên ngồi xe lâu
Đặc điểm chung của những người bị rối loạn tiền đình là rất dễ chóng mặt, đau đầu, mất phương hướng, cảm thấy ù tai.. Các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột khiến người bệnh cảm thấy bị choáng váng. Do đó việc ngồi lâu trên xe thường khiến các triệu chứng này rất dễ tái phát, nếu đi oto thì người bệnh có xu hướng bị say xe nặng, nôn ói nhiều, mất phương hướng..
Việc ngồi trên xe máy lâu còn có thể khiến người bệnh choáng váng, khó giữ thăng bằng và dễ té ngã. Vì vậy không chỉ tránh ngồi sau xe mà người bệnh cũng hạn chế việc điều khiển giao thông để tránh các triệu chứng diễn ra đột ngột không chỉ gây ảnh hưởng tới bản thân mà còn gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Trong trường hợp cần phải đi xe xa, người bệnh nên lựa chọn đi xe giường nằm, tránh việc đọc sách báo hay vừa đi vừa lướt điện thoại. Hãy uống các loại thuốc say tàu xe, ngủ ngay khi có thể để giảm mệt mỏi và các triệu chứng nguy hiểm khác có thể xuất hiện gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Tránh các công việc vận hành máy móc hay phải ngồi quá lâu
Tương tự như phía trên, người rối loạn tiền đình cần tránh những công việc lái xe, điều khiển thiết bị trong nhà máy, công việc có liên quan đến động cơ mạnh, gây rung lắc bởi rất dễ khiến người bệnh cảm thấy choáng váng. Tình trạng đau đầu hoa mắt, buồn nôn, ù tai có thể đột ngột xuất hiện khiến năng suất công việc giảm sút, thậm chí có thể gây hại cho chính bản thân và những người xung quanh.
Trong khi đó những công việc cần ngồi qúa lâu, đặc biệt là những việc văn phòng ngồi máy lạnh cũng có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm khiến việc điều trị bệnh bị giảm sút. Do việc ngồi nhiều trong phòng máy lạnh sẽ khiến cho vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh. Tình trạng này kéo dài lâu làm co thắt động mạch cột sống và gây rối loạn tiền đình ngoại biên. Ở những người điều trị rối loạn tiền đình trước đó nếu vẫn làm công việc này sẽ rất dễ tái phát.
Để khắc phục tình trạng này người bệnh nên lựa chọn những công việc ưu tiên sự yên tĩnh, không bị các tiếng ồn tác động. Nếu làm các công việc văn phòng hãy giữ ấm cơ thể, cổ, cột sống, đặc biệt tránh xa nơi quá gần máy lạnh. Hãy dành thời gian khoảng 1 tiếng nên đứng lên đi lại vài vòng, tránh ngồi lì một chỗ quá lâu.
Điều người bị rối loạn tiền đình cần lưu ý – Tránh leo trèo cao
Hầu hết trừ những người làm các công việc xây dựng, điện lực còn rất ít người có đặc thù công việc cần leo trèo cao nên rất ít người chú ý đến điều này. Tuy nhiên nói chung người bệnh rối loạn tiền đình cần lưu ý tránh việc đứng lên cao nhìn xuống chẳng hạn như đi leo núi, đứng trên sân thượng nhìn xuống hay leo trèo cây cao. Bởi việc đứng từ trên cao có thể khiến người bệnh cảm thấy choáng váng, xây xẩm mặt mày đột ngột.
Trong trường hợp ở hay làm việc tại những tòa nhà cao, hãy hạn chế việc đứng từ trên cửa sổ hay sân thượng nhìn xuống. Nếu bắt buộc phải đến những nơi như thế hãy tránh việc nhìn xuống dưới quá lâu rất dễ khiến các triệu chứng tái phát, ngay cả khi đã điều trị bệnh hoàn thành.
Chú ý các tư thế sinh hoạt
Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày người bệnh cũng cần cực kỳ chú ý trong từng tư thế, đặc biệt trong quá trình điều trị. Hãy tránh làm việc nặng, hoạt động quá nhanh, thực hiện các động tác như xoay đầu, xoay người quá nhiều vì sẽ gây choáng váng. Người bệnh cần cực kỳ chú ý các tư thế đầu và cổ vì đây là khu vực dễ gây ra tổn thương, khiến bệnh tái phát hay làm bệnh trầm trọng hơn.
Hãy tránh việc mang vác nặng, cúi đầu quá thấp, xoay cổ trái, phải đột ngột. khi đang ngồi hãy tránh việc đột ngột đứng lên thì có thể khiến bạn choáng váng và ngã xuống sau đó. Tránh những bộ môn phải đứng lên ngồi xuống liên tục, chẳng hạn như hít đất, hít xì dầu.. Nếu cần tập luyện hãy tham khảo và trao đổi thêm cùng bác sĩ để có hướng điều chỉnh phù hợp hơn.
Để ngủ ngon hơn bạn cũng có thể lựa chọn các tư thế hợp lý. Bạn có thể dùng gối kê cao đầu và chân để dễ ngủ hơn, giúp máu huyết lưu thông ổn định, từ đó giảm các triệu chứng tê bì chân tay. Chú ý không nên kê gối quá cao cũng dễ khiến đầu cổ đau nhức choáng váng.
Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
Tập thể dục là rất cần thiết nhưng hãy cố gắng lựa chọn các bài tập phù hợp với người bị rối loạn tiền đình. Tốt nhất người bệnh nên ưu tiên các bộ môn nhẹ nhàng, có thể tập chậm, tránh các động tác cần vận động quá nhanh, đặc biệt là các động tác liên quan đến đầu và cổ. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ hay các chuyên gia huấn luyện để có bài tập phù hợp nhất với sức khoẻ.
Người bệnh có thể luyện tập bài tập đẩy hơi vào 2 tai đơn giản bằng cách dùng 2 lòng bàn tay để áp vào 2 bên tai. Thực hiện mỗi ngày 50 – 100 lần sẽ thấy các triệu chứng ù tai giảm đáng kể. Với bài tập cổ hãy học cách xoay cổ nhẹ nhàng sang hai bên và giữ trong khoảng 45s để cải thiện dần các triệu chứng. Chú ý thực hiện chậm rãi và nhẹ nhàng, tránh việc xoa chuyển quá đột ngột rất dễ gây hoa mắt chóng mặt.
Bên cạnh đó, yoga, thiền, dưỡng sinh vẫn luôn là những bộ môn phù hợp nhất với những người bị rối loạn tiền đình để cải thiện nhanh các triệu chứng. Những bộ môn này giúp rèn luyện thể chất, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ máu huyết lưu thông, ổn định huyết áp, nhờ đó giảm ngay các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình. Duy trì thói quen luyện tập này thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát tối đa.
Tham khảo một số bài tập giúp chữa rối loạn tiền đình đơn giản như sau
Bài tập 1: giúp não quen với cảm giác chóng mặt
- Bước 1: Người bệnh ngồi thẳng người.
- Bước 2: Từ từ quay đầu sang một bên theo một góc 45 độ
- Bước 3: Nằm theo hướng đối diện bên bạn vừa quay, chẳng hạn nếu bạn quay đầu sang trái thì nằm sang bên phải và ngược lại). Chú ý cố gắng nằm sao cho vị trí phía sau tai trên đầu chạm với nệm hay giường.
- Bước 4: Giữ tư thế này trong khoảng 30 giây, kể cả khi các triệu chứng chóng mặt xuất hiện thì giữ cho đến khi các triệu chứng chóng mặt chấm dứt.
- Bước 5: Quay trở lại tư thế ngồi ban đầu và thực hiện tương tự với bên còn lại. Thực hiện khoảng 6 lần. ngày để não bộ quen dần với cảm giác chóng mặt.
Bài tập 2: Cải thiện sự tập trung
- Bước 1: Người bệnh có thể đứng thẳng hay ngồi thẳng, cố gắng hướng sự tập trung để nhìn thẳng về phía trước vào một vật nằm ở ngang tầm mắt với bạn.
- Bước 2: Từ từ di chuyển đầu từ bên này sang bên kia, tuy nhiên cần cố gắng giữ điểm nhìn thẳng đến cột mốc ban đầu được nhắm đến. Nếu cảm thấy chóng mặt và nhức đầu, hãy làm chậm lại cử động hơn nữa.
- Bước 3: Cố gắng duy trì tư thế này khoảng 1p để não bộ cần có thời gian để thích ứng. Thực hiện 3 – 5 lần trong 1 ngày.
Bài tập 3: Bài tập toàn thân
- Bước 1: Bắt đầu với tư thế ngồi thẳng, kết hợp với chuyển động mắt, đầu và vai.
- Bước 2: Từ từ thay đổi tư thế ngồi sang tư thế đứng thẳng, mở mắt ra sau đó lại nhắm lại. (Tuy nhiên với bệnh nhân cao tuổi hay người mắc chứng cao huyết áp không nên thực hiện tư thế này).
- Bước 3: Ném bóng nhỏ hoặc độ vật vừa tay từ tay này sang tay kia trên tầm mắt.
- Bước 4: Tiếp tục thực hiện ném bóng từ tay này sang tay kia dưới đầu gối.
Trong thời gian đầu các bài tập thể lực có thể gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là tình trạng đau đầu choáng váng có thể xuất hiện ngay trong khi tập. Vì vậy người bệnh cần phải thực sự kiên trì, bắt đầu từ bài tập đơn giản sau đó tăng dần độ khó. Đặc biệt trong thời gian đầu luyện tập hãy đảm bảo có sự hỗ trợ và theo dõi từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Hạn chế căng thẳng lo lắng
Tinh thần giảm sút cũng là vấn đề rất nhiều người bị rối loạn lo âu gặp phải khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Hãy cố gắng duy trì tinh thần thoải mái và tích cực bởi khi vui vẻ lạc quan việc điều trị bệnh nào cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Ngược lại, việc căng thẳng và lo lắng thường khiến người bệnh dễ mệt mỏi, đau đầu, không ngủ được và tăng thêm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác hơn.
Hay trò chuyện nhiều hơn, vận động hằng ngày, xem những bộ phim hài hước để thư giãn tinh thần. Người bệnh nên tránh việc nằm ì một chỗ, ở trong phòng quá nhiều vừa khiến cơ thể thiếu năng lượng đồng thời tinh thần cũng thường trong trạng thái trì trệ chán nản. Chỉ cần hút thở không khí trong lành vào mỗi buổi sáng thường cũng giúp ích rất nhiều cho tâm trạng.
Một số biện pháp đơn giản khác để loại bỏ lo âu cho người bệnh nhưng ngửi mùi tinh dầu, mùi vỏ cam, vỏ bưởi. Bạn chỉ cần cho thêm một chút tinh dầu tràm, tinh dầu sả vào máy xông không khí sẽ giúp giảm lo âu áp lực. Ngoài ra uống trà thảo dược như trà gừng, trà hoa cúc mỗi ngày vừa giúp cải thiện giấc ngủ, vừa giúp kiểm soát tâm trạng áp lực căng thẳng rất hiệu quả.
Chú ý đến giấc ngủ
Điều người bị rối loạn tiền đình cần lưu ý chính là giấc ngủ. Giấc ngủ luôn rất cần thiết để giúp tinh thần minh mẫn vui vẻ đồng thời đem đến một cơ thể tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Việc ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày theo đúng đồng hồ sinh học còn hỗ trợ quá trình thải độc để loại bỏ độc tố dư thừa, rất cần thiết cho những người phải dùng các loại thuốc Tây y kéo dài.
Chú ý khi ngủ bạn không nên tắt hẳn đèn mà nên để đèn ngủ với ánh sáng nhẹ để tiện quan sát xung quanh nếu vô tình thức giấc. Do việc nằm quá lâu cũng tạo cảm giác chóng mặt mờ mắt nên nếu tình dậy đột ngột sẽ rất dễ vấp ngã hay va đập vào xung quanh do não chưa kịp hoạt động lại ổn định.
Ngoài ra người bệnh cũng cần chú ý đến việc giữ ấm có thể để tránh các triệu chứng đau nhức hay tê bì chân tay. Nên mặc đồ dài hoặc đeo tất chân khi ngủ. Tránh tuyệt đối việc để điều hoà hay để quạt thổi thẳng vào người khi ngủ sẽ khiến phần cổ gặp vấn đề sau khi ngủ dậy.
Điều người bị rối loạn tiền đình cần lưu ý – chế độ dinh dưỡng
Cũng như người mắc các bệnh lý khác, bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp nhanh chóng lấy lại năng lượng và sức khoẻ để có thể “chiến đấu” với bệnh trên con đường dài. Người bệnh nên ưu tiên các món ăn bổ dưỡng, tốt cho trí não, tăng cường trí nhớ đồng thời tránh xa những món ăn có mùi vị quá kích thích. Tham khảo thêm bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng để có thể lên thực đơn phù hợp giúp cải thiện bệnh nhanh chóng.
Cụ thể, người bệnh rối loạn tiền đình cần lưu ý các vấn đề sau trong chế độ ăn uống
- Đảm bảo uống đủ 2-2,5 lít nước mỗi ngày, bổ sung thêm cả các loại nước trái cây để tăng cường thêm vitamin và sức đề kháng
- Ưu tiên ăn các món ăn thanh đạm lành mạnh
- Bổ sung thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao có trong các loại rau củ và trái cây
- Tăng cường bổ sung vitamin C giúp giảm đau đầu, chóng mặt, tuy nhiên nên hạn chế nạp vào buổi tối do có thể gây mất ngủ
- Bổ sung vitamin B6 giúp cho hệ thần kinh khoẻ mạnh
- Tăng cường Vitamin D giúp khắc phục chứng xơ cứng tai thường gặp ở người rối loạn tiền đình
- Một số món ăn bổ dưỡng cho người rối loạn tiền đình như óc heo hầm ngải cứu, gà ác tần, tà thảo dược, chè hạt sen nhãn lồng..
- Tránh xa các thực phẩm gây kích thích vị giác hay các thực phẩm gây dị ứng
- Tránh xa đồ ăn cay nóng, món ăn nêm nếm quá nhiều da vị, đồ ăn nhiều dầu mỡ
- Hạn chế tối đa cà phê, bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác
- Tránh xa đồ ăn chứa hàm lượng cholesterol cao
Người bị rối loạn tiền đình có nên mang thai không?
Phụ nữ bị rối loạn tiền đình có nên mang thai không thì câu trả lời hoàn toàn là không bởi những triệu chứng đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao, nôn mửa có thể trở nên trầm trọng hơn khi mang thai. Các triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của thai nhi nếu diễn ra qúa thường xuyên chẳng hạn khiến bé còi cọc chậm lớn, kém thông minh hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Bên cạnh đó việc dùng các loại thuốc trong suốt quá trình điều trị rối loạn tiền đình sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ lớn đến cả thế chất và trí não của con. Do đó tốt nhất không nên mang thai trong quá trình trị bệnh mà nên đợi bệnh khỏi hẳn sau một thời gian mới nên mang thai. Trong trường hợp có em bé ngoài ý muốn hãy trao đổi thêm với bác sĩ để được chỉ định những loại thuốc phù hợp nhất.
Khi nào nên gặp bác sĩ
Người bệnh tốt nhất cần nhanh chóng gặp bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng sau
- Cơn nhức đầu xuất hiện đột ngột;
- Sốt từ 38 độ C trở lên
- Mờ mắt, không nhìn rõ sự vật hay mất thị lực đột ngột
- Giảm thính giác;
- Mất định hướng không gian và thời gian;
- Nói khó khăn;
- Tay chân run rẩy, yếu;
- Mất ý thức;
- Cảm thấy lảo đảo, dễ té ngã;
- Cảm giác tê cứng tại các đầu ngón chân, ngón tay
- Cảm thấy đau tức ngực hoặc có dấu hiệu nhịp tim nhanh hay chậm bất thường.
Đặc biệt với những người có các tiền sử bệnh lý như tim mạch, huyết áp thấp, thiếu máu lên não, đa xơ cứng, Parkinson.. càng cần nhanh chóng gặp bác sĩ nếu thấy các triệu chứng bất thường để ngăn ngừa các biến chứng có thể gây tử vong.
Trên đây là chia sẻ về những điều người bị rối loạn tiền đình cần lưu ý. Người bệnh nên thay đổi lối sống lành mạnh, tuân thủ đúng thời gian tái khám để kiểm soát tốc độ cải thiện bệnh, từ đó hạn chế tối đa những nguy hiểm khác gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!