Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình bạn nên lưu ý
Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. Do đó, bạn nên biết cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình để hạn chế những ảnh hưởng về cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Cách phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình bạn nên lưu ý
Nhiều người lầm tưởng bệnh rối loạn tiền đình chỉ có thể xuất hiện ở những người lớn tuổi, tuy nhiên thực tế nhận thấy căn bệnh này vẫn có nhiều khả năng khởi phát ở những đối tượng trẻ tuổi. Người bệnh sẽ dễ bị chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, choáng váng, đứng không vững, mất thăng bằng, đặc biệt là khi thay đổi tư thế hoặc chuyển động đầu, mắt, thân hình.
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình sẽ kéo dài trong khoảng vài phút và có thể tự biến mất. Tuy nhiên chúng sẽ thường xuyên tái phát sau vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau đó. Bệnh lý này không gây đe dọa trực tiếp đến tính mạng của con người nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống, cản trở các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Do đó, để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
1. Chế độ ăn uống hợp lý
Có được một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý không chỉ giúp bạn có thể ngăn ngừa được căn bệnh rối loạn tiền đình mà còn giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế sự tấn công của các tác nhân gây hại. Bạn nên xây dựng thực đơn ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nếu có thể bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để nhận được lời khuyên tốt nhất cho bữa ăn hàng ngày của mình.
Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, bạn cần chú ý một số vấn đề về chế độ dinh dưỡng như:
- Ưu tiên lựa chọn những thực phẩm, món ăn thanh đạm, hạn chế sử dụng nhiều loại gia vị như muối, đường,…
- Cần bổ sung nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là uống khoảng 2 lít nước/ ngày. Bạn cũng có thể lựa chọn những loại nước trái cây để giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Chú ý bổ sung những thực phẩm có chứa vitamin C để hạn chế tình trạng chóng mặt, đau đầu. Tuy nhiên, bạn không nên dung nạp chúng vào buổi tối vì nó có thể làm bạn tỉnh táo và mất ngủ.
- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ xung chất xơ, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Hạn chế uống nhiều bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích hoặc chất gây nghiện.
- Không sử dụng nhiều các thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, thức ăn có nhiều cholesterol.
- Một số món ăn tốt cho người bị rối loạn tiền đình như chè hạt sen nhãn lòng, óc heo hầm ngải cứu, tà thảo dược, gà ác tần,…
2. Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày cũng chính là phương pháp giúp ngăn ngừa các bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Tùy vào độ tuổi và thể trạng của mỗi người mà bạn có thể lựa chọn những bài tập phù hợp. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, bạn chỉ nên tập luyện những môn thể thao nhẹ nhàng, đơn giản, tránh vận động quá mạnh sẽ tác động và làm tổn thương đến những bộ phận của cơ thể, đặc biệt là cổ và đầu.
Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 30 phút để vận động cũng sẽ giúp cho thân thể được khỏe khoắn, tinh thần thoải mái và hệ tiền đình hoạt động tốt hơn. Bạn có thể đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, dưỡng sinh để giúp máu lưu thông tốt hơn, hệ miễn dịch cũng được tăng cường, huyết áp ổn định. Duy trì thói quen tập luyện mỗi ngày sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt, phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.
3. Đảm bảo giấc ngủ
Giấc ngủ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của hệ thống tiền đình. Những người trưởng thành cần đảm bảo giấc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày và nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ. Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp cho tinh thần được sảng khoái, cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và các cơ quan trong cơ thể được hoạt động tốt hơn.
Để giấc ngủ được sâu hơn bạn nên lựa chọn không gian ngủ thoải mái, sạch sẽ, yên tĩnh, nhiệt độ và ánh sáng phòng vừa phải. Trong phòng nên sắp xếp đồ đạc gọn gàng, khi ngủ dừng để quạt hoặc điều hòa thổi thẳng vào người sẽ làm cổ bị ảnh hưởng và gặp một số vấn đề sau khi thức thức.
4. Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
Việc có thể giữ cho tinh thần được thoải mái, dễ chịu cũng hết sức cần thiết. Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, căng thẳng. Các đối tượng thường xuyên lo âu, buồn rầu, chán nản cũng sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.
Bạn cũng nên hạn chế nằm ì một chỗ, buổi sáng cần phải ra ngoài hít thở không khí trong lành và vận động cơ thể. Ngoài ra, việc trò chuyện, gặp gỡ bạn bề cũng sẽ giúp cho tinh thần được vui vẻ hơn, từ đó cơ thể cũng khỏe mạnh, tránh được những bệnh lý khác.
5. Hạn chế ngồi làm việc quá lâu
Theo thống kê thì những đối tượng làm việc văn phòng sẽ dễ bị rối loạn tiền đình hơn. Cũng bởi theo tính chất công việc, họ phải ngồi làm việc trên máy tính 8 tiếng và ít vận động, di chuyển ra bên ngoài. Điều này sẽ làm cho cơ thể thiếu sự dẻo dai, hệ tiền đình cũng dễ bị ảnh hưởng hơn.
Do đó, để phòng ngừa căn bệnh này, bạn nên chú ý đứng dậy di chuyển, thực hiện các động tác hoạt động tay chân đơn giản trong giờ làm việc, tránh việc ngồi liên tục nhiều giờ đồng hồ. Trong giờ làm việc cũng cần bổ sung thật nhiều nước cho cơ thể. Nếu ngồi thường xuyên trong phòng điều hòa thì nên chú ý bảo vệ vùng cổ vai gáy, tránh để nhiễm lạnh.
Để có thể phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, bạn đọc nên áp dụng các cách trên đây. Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh cũng cần phải tiến hành thăm khám và chẩn đoán sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!