NHC Việt Nam luôn tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu các bệnh lý về tâm trí với quy mô lớn, chuyên nghiệp cùng đội ngũ các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy

Rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Rối loạn tiền đình khi mang thai là vấn đề khiến cho rất nhiều chị em phải lo lắng và bận tâm. Bởi căn bệnh này gây ra rất nhiều các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bị rối loạn tiền đình khi mang bầu là bệnh gì? Triệu chứng của bệnh

Tiền đình là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương, nó có vị trí ngay phía sau màng nhĩ với công dụng chuyển đổi tín hiệu âm thanh từ dạng cơ học bên ngoài sang dạng xung thần kinh. Bộ phận này sẽ giúp cho con người có thể giữ được sự thăng bằng khi di chuyển và thực hiện các hoạt động xung quanh.

Chứng rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là những phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai. Rối loạn tiền đình khi mang thai sẽ khiến cho mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, khó khăn trong việc di chuyển gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Những triệu chứng mà mẹ bầu thường gặp khi bị rối loạn tiền đình như:

Rối loạn tiền đình khi mang thai
Rối loạn tiền đình khi mang thai sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng

  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, cảm thấy khó chịu, người uể oải, không có sức sống.
  • Thường nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ ở một tư thế cố định hoặc khi nằm xuống rất khó có thể ngồi dậy.
  • Khi thức dậy cảm thấy chao đảo, choáng váng.
  • Rất khó tập trung vào một điểm cố định, di chuyển chậm, mất thăng bằng.
  • Chân tay tê bì, cảm giác như đang có kiến bò.
  • Tai luôn có cảm giác như tiếng ve kêu.
  • Buồn nôn, mắc ói.
  • Tâm trạng thay đổi bất chợt, thường xuyên cáu gắt, dễ nóng giận.
  • Đau đầu, ù tai
  • Huyết áp tụt liên tục, mạch đập thất thường.

Những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện cùng lúc và duy trì trong khoảng vài giờ. Các biểu hiện của rối loạn tiền đình cũng có thể dễ nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén, vì thế để xác định chính xác hơn chị em nên tìm gặp bác sĩ để  được thăm khám và chẩn đoán cụ thể.

Nguyên nhân của chứng rối loạn tiền đình khi mang thai

Chứng rối loạn tiền đình khi mang thai có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố thường gặp nhất là:

Rối loạn tiền đình khi mang thai
Làm việc quá sức cũng là một nguyên nhân khiến cho mẹ bầu dễ bị rối loạn tiền đình.
  • Thời gian nghỉ ngơi quá ít: Với cuộc sống hiện đại và tất bật, phụ nữ mang thai thường vẫn tiếp tục công việc của mình để đảm bảo nguồn thu nhập của gia đình. Nhiều trường hợp mẹ bầu lại làm việc quá sức, dành nhiều thời gian cho công việc dẫn đến tình trạng cơ thể kiệt sức, uể, oải, căng thẳng, mất ngủ,…Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai.
  • Ốm nghén trong thai kỳ: Trong những tháng mang thai, mẹ bầu thường trải qua giai đoạn ốm nghén, chán ăn, buồn nôn. Điều này sẽ làm cho cơ thể khó hấp thu đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, trong thời gian này, nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ bị thay đổi một cách bất thường gây nên tình trạng thiếu máu não, thiếu sắt từ đó dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp, rối loạn tiền đình.
  • Vấn đề tâm lý: Khi mang thai, tâm lý phụ nữ thường trở nên nhạy cảm và dễ xúc động hơn so với bình thường. Đồng thời họ cũng có nhiều lo lắng, căng thẳng về công việc, gia đình, sức khỏe của con. Các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn tiền đình ốc tai cao hơn so với những người bình thường.
  • Bà bầu mắc phải một số bệnh lý khác: Các mẹ bầu sẽ dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiền đình nếu mắc phải các chứng bệnh như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng, rối loạn thần kinh, thoái hóa cột sống thắt lưng, các vấn đề liên quan đến tim mạch.
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Một số trường hợp thai phụ thường xuyên dung nạp quá nhiều các thực phẩm bổ dưỡng, những món ăn quá mặn hoặc quá ngọt, kèm theo thói quan ngủ trễ,…cũng chính là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của rối loạn tiền đình.
  • Ảnh hưởng từ thời tiết, môi trường: Vào những thời điểm giao mùa hoặc mẹ bầu phải sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nhiều tiếng ồn cũng khiến cho họ dễ mắc phải căn bệnh rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không?

Tình trạng rối loạn tiền đình khi mang thai thường sẽ không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Đa số các trường hợp người bệnh vẫn có thể sinh nở bình thường, sức khỏe của thai nhi vẫn phát triển và mạnh khỏe.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bệnh như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, mất thăng bằng khi di chuyển diễn ra thường xuyên và kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ có tác động gián tiếp đến thai nhi, cụ thể:

Rối loạn tiền đình khi mang thai
Rối loạn tiền đình khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Nếu mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, chán ăn trong suốt thời gian mang thai thì nhiều nguy cơ trẻ sẽ chậm phát triển. Lúc chào đời sẽ dễ bị suy yếu hệ miễn dịch hoặc gặp phải tình trạng còi xương.
  • Ngoài ra, các biểu hiện như mất thăng bằng, đi đứng không vững, thường xuyên chao chảo sẽ làm cho mẹ bầu dễ té ngã, điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tốt nhất mẹ bầu không nên lái xe để hạn chế rủi ro.

Để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé, ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán cụ thể. Việc có thể áp dụng các biện pháp điều trị ở giai đoạn đầu sẽ giúp bệnh tình mau chóng hồi phục, sức khỏe dần được cải thiện tốt hơn.

Cách chữa rối loạn tiền đình khi mang thai

Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác về tình trạng rối loạn tiền đình khi mang thai, đầu tiên các mẹ bầu cần dành ra thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn thoải mái. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh của từng thai phụ mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Sử dụng thuốc là phương pháp mang lại hiệu quả cao cho những trường hợp bị rối loạn tiền đình. Các chuyên gia sẽ căn cứ vào nguyên nhân và sức khỏe của người bệnh mà đưa ra đơn thuốc thích hợp.

Rối loạn tiền đình khi mang thai
Mẹ bầu cần được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình.

Một số loại thuốc dành cho tình trạng rối loạn tiền đình khi mang thai như:

  • Piracetam: Đây là loại thuốc thuộc nhóm N dành cho phụ nữ đang mang thai (theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA). Tuy nhiên loại thuốc này vẫn chữa được chứng minh cụ thể về các rủi ro nếu thai phụ sử dụng.
  • Cinnarizin: Loại thuốc nhóm histamin này có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mất tập trung, giảm trí nhớ, nhãn cầu rung giật,…ngăn ngừa say tàu xe, say sóng, hỗ trợ trị bệnh Raynaud, chứng đau nửa đầu.

Tuy nhiên, phương pháp sử dụng thuốc tây để điều trị rối loạn tiền đình khi mang thai không được khuyến khích. Bởi những loại thuốc này có nhiều nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, chị em nên tìm gặp bác sĩ và chỉ được sử dụng thuốc khi có hướng dẫn của chuyên gia. Không được tự ý mua thuốc về uống để hạn chế các rủi ro đối với sức khỏe mẹ và bé.

Ngoài ra, trong thời gian điều trị cần đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc. Nếu trong quá trình uống thuốc có xuất hiện bất kỳ triệu chứng khác lạ nào cũng cần báo ngay với chuyên gia để được xử lý và ngăn chặn kịp thời.

2. Áp dụng các liệu pháp hỗ trợ

Ngoài biện pháp sử dụng thuốc Tây thì các mẹ bầu cũng có thể kết hợp với những liệu pháp hỗ trợ như xoa bóp, bấm huyệt, massage, ngâm chân với nước ấm, yoga, thiền định,…

Rối loạn tiền đình khi mang thai
Tập luyện yoga 20 phút mỗi ngày sẽ giúp các triệu chứng của rối loạn tiền đình được thuyên giảm

2.1 Xoa bóp

Việc xoa bóp có thể giúp cho mẹ bầu giảm bớt các triệu chứng khó chịu như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,..

  • Xoa sau gáy: Nếu cảm thấy xuất hiện triệu chứng nhức mỏi, đau sau gáy thì chị em có thể sử dụng cả bàn tay để xoa bóp lên xuống vùng hai bên phía sau gáy. Thực hiện liên tục và đều đặn cho đến khi thấy vùng gáy nóng dần lên, chị em nên làm động tác này khoảng 20 lần.
  • Xoa trán: Những lúc bị đau đầu, chóng mặt bạn có thể dùng 3 ngón tay ở giữa áp lại với nhau rồi sử dụng lực vừa phải để xoa bóp vùng trán trong khoảng 15 phút, tiếp đến miết dọc theo đường hai chân mày sẽ thấy cảm giác khó chịu dần giảm đi.

2.2 Ngâm chân với nước ấm

Để giảm mệt mỏi, cơ thể thoải mái, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn các mẹ bầu nên tập thói quen ngâm chân với nước ấm khoảng 30 phút. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cho giấc ngủ được ngon hơn, tốt nhất mẹ bầu nên thực hiện trước khi đi ngủ. Đồng thời nên kết hợp những động tác massage chân nhẹ nhàng để khắc phục được những cơn đau và hạn chế các vấn đề về xương khớp.

2.3  Tập luyện yoga

Các chuyên gia cho biết rằng, thói quen tập luyện yoga hàng ngày cũng là một trong các phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình hiệu quả và an toàn. Các mẹ bầu nên tìm hiểu và áp dụng các bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình ngay tại nhà để có thể cải thiện được các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, những động tác di chuyển nhẹ nhàng cùng với sự hít thở sâu còn giúp cho phụ nữ mang thai ổn định tinh thần, cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần dành ra khoảng 15 đến 30 phút tập luyện cũng sẽ giúp sức khỏe được nâng cao tốt hơn.

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Như đã nói trên, chế độ ăn uống hàng ngày cũng là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai. Do đó, các mẹ bầu cần phải chú ý nhiều đến thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày của mình để giúp khắc phục và phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm.

Rối loạn tiền đình khi mang thai
Mẹ bầu nên xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất để giúp sức khỏe cải thiện tốt hơn.

Mẹ bầu cần phải lên thực đơn bổ sung đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều viatm C, B6, D như thịt, cá, sữa, đậu nành, các loại hạt, nhiều rau xanh, trái cây tươi để khắc phục được các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, choáng váng. Đồng thời, phụ nữ mang thai cũng phải hạn chế những món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, các thức ăn chế biến sẵn. Mẹ bầu cũng phải kiên ăn các món ăn nhiều đường hoặc muối, những loại thịt đỏ, đồ ăn béo.

Trong thời gian mang thai nên kiêng đồ uống có ga, rượu bia, trà đặc, cà phê, các chất kích thích, chất gây nghiện. Bởi những loại nước uống này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình khi mang thai

Bệnh rối loạn tiền đình tuy không mang tính chất quá nguy hiểm nhưng nó có thể làm yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế, phụ nữ đang mang thai nên chú ý một số điều sau để phòng tránh căn bệnh này.

  • Bổ sung nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất nên uống ít nhất khoảng 2 lít nước/ ngày.
  • Nên sắp xếp công việc hợp lý, dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Tránh hoạt động quá mạnh, không di chuyển quá nhiều.
  • Hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài, nên để đầu óc thư giãn, thoải mái.
  • Không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định và sự đồng ý của chuyên gia.
  • Mỗi ngày nên dành khoảng 15 đến 20 phút để đi bộ nhẹ nhàng.
  • Hạn chế ngồi ở một tư thế quá lâu, không ngồi liên tục trong phòng máy lạnh, sử dụng điện thoại hoặc máy tính quá nhiều giờ.
  • Có thể tập thêm một số thói quen lành mạnh như nghe nhạc, đọc sách, tham gia các hoạt động cộng động, gặp gỡ, trò chuyện cùng bạn bè, người thân,…

Tình trạng rối loạn tiền đình khi mang thai tuy không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì chị em cũng nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và áp dụng các biện pháp khắc phục tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *