Rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh và cách chữa trị an toàn
Rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh là vấn đề sức khỏe tương đối phổ biến. Nhiều chị em chủ quan, xem thường tình trạng này. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn tiền đình có thể dẫn đến hàng loạt hậu quả phức tạp, khó lường như: mất trí nhớ, đãng trí, đột quỵ…
Dấu hiệu nhận biết của bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh
Thuộc hệ thần kinh trung ương và nằm phía sau ốc tai, bộ phận tiền đình giữ vai trò duy trì trạng thái thăng bằng cũng như điều hòa – phối hợp cử động mắt, đầu, chân, tay.
Nếu hệ thống tiền đình hoạt động bất thường, những biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình (bao gồm: ù tai, mệt mỏi, cáu gắt, uể oải, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chao đảo, mất thăng bằng, không đủ sữa cho con bú…) sẽ xuất hiện thường xuyên. Các triệu chứng điển hình này rất dễ dàng nhận biết, nhất là khi phái đẹp đang thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể hay bị thiếu máu não.
Nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh
Bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh xuất hiện khi nội tiết tố bên trong cơ thể thay đổi rõ rệt. Bên cạnh đó, những căng thẳng chất chồng trong quá trình chăm sóc con nhỏ (trẻ sơ sinh hay quấy khóc), áp lực giảm cân giữ dáng, khúc mắc với người chồng, chế độ kiêng khem nghiêm ngặt sau khi vượt cạn… khiến chị em suy nghĩ quá mức và trở nên suy kiệt cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, tâm lý bất an về vấn đề công việc, tài chính, gia đình, tình trạng thiếu sắt, mất máu quá nhiều sau khi sinh nở cùng hiện tượng mất ngủ thường xuyên vì phải chăm sóc con nhỏ cũng có thể làm người mẹ dễ bị chóng mặt, đau đầu, choáng ngất…
Bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không?
Tuy không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh rối loạn tiền đình sau sinh sẽ gây ra nhiều hệ lụy khó lường như:
- Ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ: Bệnh lý này khiến người mẹ chán ăn, thiếu ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Theo thời gian, nguồn sữa tự nhiên sẽ thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng và dần dần cạn kiệt.
- Thay đổi tâm trạng: Khi mắc phải hội chứng rối loạn tiền đình, phái đẹp dễ trở nên bực bội, cáu gắt, không thể kiểm soát tâm trạng, mất tập trung, hay quên, thường vô tình gây ra mâu thuẫn trong gia đình cũng như giáo dục con cái không thật sự chuẩn mực. Về lâu dài, bệnh nhân có thể đãng trí sớm, lú lẫn và mắc bệnh Alzheimer.
- Thiếu máu nặng, ngất xỉu, gặp tai nạn, đột quỵ, thậm chí tử vong
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh
Công tác điều trị rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần được tập trung chú trọng trong thời kỳ cho con bú.
Để chữa bệnh hiệu quả, an toàn, không gặp phải tác dụng phụ, đồng thời bảo vệ nguồn sữa tự nhiên, ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường, người mẹ cần chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Độc giả tuyệt đối không lạm dụng, tự ý mua thuốc hoặc đột ngột dừng thuốc nếu chưa tham vấn y khoa cặn kỹ.
Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh phổ biến nhất hiện nay gồm có:
Sử dụng thuốc Tây
Căn cứ vào nguyên nhân hình thành và mức độ bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa tanganil, acetyl-DL-leucine, cetampir, piracetam… với liều lượng phù hợp để nhanh chóng cải thiện triệu chứng.
Thế nhưng, giới chuyên môn vẫn chưa tìm thấy đầy đủ bằng chứng chứng minh mức độ an toàn của những loại thuốc Tây này. Do đó, trước khi sử dụng, người bệnh hãy tìm hiểu thông tin và trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa về các tác dụng không mong muốn mà bạn có thể gặp phải.
Áp dụng bài thuốc Đông y
Theo quan niệm của ngành y học cổ truyền, bệnh rối loạn tiền đình được chia thành hai thể là hư chứng và thực chứng. Tùy thuộc vào đặc điểm thể trạng cùng tình hình bệnh lý, thầy thuốc sẽ cân nhắc chỉ định một trong những bài thuốc hiệu nghiệm dưới đây:
Chữa bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh thể thực chứng
Nếu bị rối loạn tiền đình thể thực chứng, phụ nữ sau sinh sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, chao đảo, nhìn thấy mọi thứ xung quanh ngả nghiêng, đảo lộn và cần nhắm mắt lại giây lát nhằm hạn chế té ngã.
- Bài thuốc Thiên ma câu đằng ẩm trích từ Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa: Chuẩn bị 8g thiên ma, 10g hà thủ ô trắng, 10g dạ giao đằng, 10g hoàng cầm, 10g đỗ trọng, 12g tang ký sinh, 12g sơn chi, 12g ngưu tất, 12g phục thần, 12g ích mẫu, 12g câu đằng và 20g thạch quyết minh sống. Sắc kỹ toàn bộ nguyên liệu. Chia thành 2 – 3 phần bằng nhau. Dùng hết trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 thang.
- Bài thuốc Nhị căn thang trích từ Phúc kiến Trung y dược: Chuẩn bị 10g bán hạ, 12g xuyên khung, 16g đại giả thạch, 16g thạch xương bồ, 20g cát căn và 30g hải đới. ắc kỹ toàn bộ nguyên liệu. Chia thành 2 – 3 phần bằng nhau. Dùng hết trong ngày. Uống 6 – 8 thang.
Trị rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh thể hư chứng
Rối loạn tiền đình thể hư chứng được đặc trưng bởi triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, ù tai đột ngột. Những biểu hiện này có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài vài ngày.
- Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn trích từ Y cấp: Chuẩn bị 120g bạch cúc hoa, 120g câu kỷ tử, 120g phục linh, 120g trạch tả, 120g đơn bì, 160g sơn dược, 160g sơn thù và 320g thục địa. Phơi khô tất cả dược liệu, tán thành bột mịn, vo viên. Bảo quản cẩn thận trong lọ thủy tinh. Uống 8 – 16g bột thuốc/lần với nước muối nhạt.
- Bài thuốc Chỉ huyễn trừ vựng thang trích từ Trung Quốc Trung y bí phương đại toàn: Chuẩn bị 6g hổ phách, 12g bán hạ, 12g sinh khương, 12g ngưu tất, 16g trạch lan, 16g quế chi, 20g bạch truật, 24g đan sâm, 30g xa tiền tử và 40g mẫu lệ. Sắc kỹ toàn bộ nguyên liệu. Chia thành 2 – 3 phần bằng nhau. Dùng hết trong ngày. Uống liên tục 5 – 7 thang.
- Bài thuốc Định huyễn thang trích từ Trung Quốc Trung y bí phương đại hoàn: Chuẩn bị 12g cát nhân, 12g phục thần, 12g đạm trúc diệp, 16g bán hạ, 16g thiên ma, 20g bạch tật lê, 20g trạch tả và 30g long cốt. Sắc long cốt riêng lẻ. Sau đó, cho những vị thuốc còn lại vào sắc cùng. Chia thành 2 – 3 phần bằng nhau. Dùng hết trong ngày. Uống liên tục 5 – 10 thang.
Nhìn chung, với thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính, các bài thuốc Đông y có thể phát huy hiệu quả ổn định, bền vững trong một khoảng thời gian dài, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân và hiếm khi dẫn đến tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp điều trị này, bạn cần lưu ý:
- Lựa chọn cơ sở Đông y uy tín, chất lượng, tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng…
- Uống thuốc đúng liều lượng và kiên trì dùng thuốc liên tục
- Kết quả chữa bệnh của các bài thuốc trên phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm cơ địa và mức độ bệnh lý
- Sau một khoảng thời gian điều trị, nếu bệnh tình không hề thuyên giảm, hãy chủ động thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng
- Tuyệt đối không điều khiển phương tiện giao thông khi lên cơn rối loạn tiền đình, nếu bị hoa mắt, chóng mặt khi đang lái xe, hãy nhanh chóng tấp vào lề và tạm thời nghỉ ngơi
- Cung cấp nhiều nước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
- Ưu tiên dung nạp nhóm thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, vitamin B6, folate…
- Kiêng cữ thuốc lá, rượu bia, cà phê, thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ…
- Có thể sử dụng thuốc cắt cơn hoặc thuốc chống buồn nôn nếu các bài thuốc trên không hỗ trợ cải thiện triệu chứng
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý về não bộ, thần kinh, tim mạch, huyết áp, đường huyết…
Chữa rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh theo kinh nghiệm dân gian
Phái đẹp có thể sử dụng những vị thuốc quen thuộc và dân dã từ gian bếp, góc vườn như: ngải cứu, đinh lăng, đẳng sâm, tam thất… để cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình sau sinh của mình.
Tuy nhiên, những mẹo dân gian này chỉ có thể hỗ trợ chữa bệnh và thường phát huy công dụng tối đa đối với chứng rối loạn tiền đình thể nhẹ. Độc giả hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình từ cây ngải cứu
Thành phần tinh dầu, cholin, axit amin, adenin và flavonoid từ cây ngải cứu giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu não, điều hòa khí huyết, đồng thời kiểm soát tình trạng mất ngủ, đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình. Không chỉ dừng lại ở đó, loài thảo dược này còn có tác dụng an thai, trị mụn, hạn chế đau nhức xương khớp và phòng trừ mẩn ngứa.
- Trà ngải cứu: Chuẩn bị 30g ngải cứu khô. Ngâm nguyên liệu với 900ml nước lọc trong vòng 10 phút. Có thể bổ sung một chút đường cát hoặc mất ong nguyên chất. Thưởng thức khi trà ngải cứu còn ấm.
- Trứng gà hấp ngải cứu: Chuẩn bị 3 quả trứng gà, 20g ngải cứu tươi, 100g thịt heo, hành tím và gia vị. Rửa sạch lá ngải cứu với nước muối pha loãng. Sơ chế thịt heo cẩn thận và băm nhuyễn. Lột vỏ, băm nhuyễn củ hành. Tẩm ướp thịt băm với 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm và 1/2 muỗng cà phê tiêu xay khoảng 10 phút. Đập trứng gà cho vào chén, thêm ngải cứu và thịt heo, trộn đều. Hấp cách thủy hỗn hợp này 15 phút. Thưởng thức món ăn với cơm nóng.
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình từ cây đinh lăng
Định lăng vừa là loại rau thơm ngon vừa là nguyên liệu phổ biến trong nhiều bài thuốc bồi bổ sức khỏe. Chúng ta có thể tận dụng mọi bộ phận của loài cây này để phục vụ mục đích chữa bệnh.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, cây đinh lăng chứa nhiều vitamin B (B1, B2, B6), vitamin C, glycocid, phytosterol, saponin, tinh dầu, 20 loại axit amin cùng hàng loạt nguyên tố vi lượng khác. Nhờ đó, cây đinh lăng có công dụng kháng khuẩn, bổ huyết, phòng tránh suy nhược cơ thể, cải thiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt và ngăn ngừa ung thư.
- Trà đinh lăng: Chuẩn bị 150 – 200g đinh lăng tươi. Rửa sạch đinh lăng với nước muối pha loãng. Phơi khô toàn bộ nguyên liệu. Hãm vị thuốc với 200ml nước sôi trong vòng 5 – 7 phút. Thưởng thức khi trà còn ấm.
- Canh sườn heo nấu đinh lăng: Chuẩn bị 200g lá đinh lăng (phần có nhiều răng cưa), 200g sườn non, hành tím băm và gia vị. Rửa sạch thịt heo và cắt miếng vừa ăn. Ngâm rửa lá đinh lăng trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Bắc chảo nóng, phi thơm hành tím, xào săn sườn non. Cho nước lọc vào nồi, nấu sôi trên lửa nhỏ cho tới khi thịt sườn chín mềm. Vớt bọt thường xuyên. Thêm lá đinh lăng, nấu khoảng 5 phút. Nêm nếm gia vị. Thưởng thức canh sườn heo nấu đinh lăng với cơm nóng.
Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình từ hoa tam thất
Y học cổ truyền quan niệm, hoa tam thất có khả năng đẩy lùi triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất ngủ vì rối loạn tiền đình, xoa dịu tinh thần và nâng cao hệ miễn dịch.
Y học hiện đại cho biết, với thành phần saponin, canxi, sắt, axit amin, sterol, tinh chất nhân sâm Rb1, Rb2, hoa tam thất giúp kháng viêm, cầm máu, tiêu ứ, điều hóa khí huyết, cản trở quá trình lão hóa, bảo vệ hệ thần kinh, hạn chế hiện tượng phong thấp, điều trị đau nhức xương khớp, thanh nhiệt, giải độc…
Hướng dẫn nấu trà hoa tam thất
- Chuẩn bị 10g lá dâu tằm, 10g ngọc lạc tiên cùng 10g hoa tam thất
- Rửa sạch tất cả vị thuốc trong nước muối pha loãng
- Hãm nguyên liệu với một lượng nước sôi vừa đủ trong vòng 30 phút
- Thưởng thức trà hoa tam thất trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ
- Kiên trì áp dụng liên tục 1 tuần.
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình từ mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa nhiều magie, kali, natri, vitamin cùng một số dưỡng chất thiết yếu khác. Đây là một trong những loại thực phẩm quen thuộc đối với bữa ăn truyền thống của người Việt. Bên cạnh khả năng bồi bổ sức khỏe, nguyên liệu này còn giúp chữa bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh.
Hướng dẫn nấu canh mộc nhĩ thịt thăn
- Chuẩn bị 5 trái táo tàu, 50g thịt thăn, 8,5g mộc nhĩ, vài lát gừng tươi và gia vị
- Ngâm mộc nhĩ với nước mát, rửa sạch, cắt chân, vớt ra để ráo
- Sơ chế thịt thăn cẩn thận, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn
- Đun sôi 600ml nước lọc
- Cho thịt thăn, mộc nhĩ và gừng tươi vào nồi
- Nấu canh trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 200ml
- Thưởng thức món ăn cùng cơm nóng
Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình từ bạch quả
Theo quan niệm y học cổ truyền, bạch quả vị đắng, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu độc, giải độc rượu bia, chủ trị chóng mặt, ù tai, tổn thương võng mạc do thiếu máu và tắc nghẽn động mạch chi dưới mạn tính.
Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh rằng, thành phần flavonoid, tecpen và một số axit hữu cơ (kynurenic, hydroxybenzoic, vanillic) có thể tăng cường trí nhớ, kích thích quá trình tuần hoàn máu, nâng cao chất lượng giấc ngủ, cải thiện những cơn đau đầu, đồng thời kiểm soát những triệu chứng rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh.
Hướng dẫn nấu trà bạch quả
- Chuẩn bị 80 – 100ml nước sôi và 1 muỗng cà phê bột lá bạch quả
- Hòa tan bột bạch quả trong nước sôi, khuấy đều và để nguyên 7 phút
- Thưởng thức trà bạch quả khi còn ấm
- Dùng 1 ly/ngày trong vòng 15 ngày liên tục
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình từ rau đắng biển
Dân gian quan niệm, rau đắng biển có thể đẩy lùi biểu hiện buồn nôn, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt… Không chỉ dừng lại ở đó, vị thuốc này còn có khả năng kháng viêm, ức chế quá trình oxy hóa, tăng cường sức đề kháng, điều hòa đường huyết, ngăn ngừa ung thư, thúc đẩy nhiều phản ứng trung hòa và xua tan phiền muộn.
Hướng dẫn nấu trà rau đắng biển
- Chuẩn bị một chút muối biển cùng 1 bó rau đắng biển tươi
- Rửa sạch rau đắng biển trong nước muối pha loãng, vớt ra để ráo
- Phơi khô vị thuốc
- Sắc kỹ 6 – 12g rau đắng biển khô với 1 chén nước lớn
- Uống 1 lần/ngày trong khoảng 1 tháng
Bài thuốc chữa rối loạn tiền đình từ hạt sen và long nhãn
Trong quan niệm Đông y, hạt sen có khả năng dưỡng tâm, an thần và bồi bổ tỳ vị. Trong khi đó, long nhãn tính ôn, vị ngọt, giúp ích tâm kiện tỳ, bồi bổ cơ thể và giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, hai loại dược liệu này góp phần cải thiện trí nhớ, điều trị mất ngủ và phòng ngừa rối loạn tiền đình.
Hướng dẫn chế biến chè long nhãn hạt sen
- Chuẩn bị 300g hạt sen tươi (hoặc 150g hạt sen khô), 1kg nhãn lồng tươi cùng một lượng đường phèn vừa đủ
- Rửa sạch hạt sen, loạt bỏ tim sen
- Nấu sôi hạt sen cùng một lượng nước vừa đủ cho tới khi nguyên liệu chín mềm
- Thêm 2 muỗng cà phê đường vào nồi, đun thêm 5 phút, sau đó tắt bếp và vớt hạt sen ra
- Bóc vỏ, tách hạt toàn bộ nhãn lồng
- Nhẹ nhàng đặt hạt sen vào bên trong thịt nhãn
- Hầm tất cả nhãn lồng trong nước hạt sen vừa làm
- Thưởng thức chè hạt sen nhãn lồng khi còn ấm
Bài thuốc trị rối loạn tiền đình từ đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo được ví von là “thần dược” chữa bách bệnh. Loại dược liệu đặc biệt này có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể và bồi bổ khí huyết. Bên cạnh đó, óc heo là một trong những thực phẩm “đại bổ não” mà các bệnh nhân rối loạn tiền đình không thể bỏ qua.
Hướng dẫn chế biến món óc heo hấp đông trùng hạ thảo
- Chuẩn bị 3 con đông trùng hạ thảo, 1 bộ óc heo cùng 1 muỗng cà phê rượu vang
- Sơ chế đông trùng hạ thảo cẩn thận, rửa sạch, vớt ra để ráo
- Loại bỏ mạch máu và chần sơ óc heo
- Cho đông trùng hạ thảo cùng óc heo vào tô lớn, thêm rượu vang, muối và 2 muỗng canh nước lọc
- Chưng cách thủy hỗn hợp này trong vòng 45 phút
- Thưởng thức món óc heo hấp đông trùng hạ thảo với cơm nóng trong 10 ngày liên tục
Các lưu ý dành cho những chị em bị rối loạn tiền đình sau sinh
Bên cạnh việc điều trị tích cực, phụ nữ sau sinh cần chủ động điều chỉnh lối sống và thay đổi chế độ dinh dưỡng theo những gợi ý sau:
- Nghỉ ngơi trong không gian sạch sẽ, thoáng mát, thoải mái
- Uống một ly sữa ấm và ăn nhẹ, sau đó nằm nghỉ nếu lên cơn rối loạn tiền đình
- Thường xuyên tâm sự và chia sẻ công việc chăm sóc con nhỏ với người chồng cùng gia đình thân yêu
- Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh làm việc quá sức
- Duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh xa căng thẳng
- Tăng cường bổ sung nước lọc, trà thảo mộc, rau củ, trái cây, thịt cá, ngũ cốc…
- Kiêng cữ thuốc lá, cà phê, trà đặc, rượu bia, nước ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu, dễ gây dị ứng…
Bệnh rối loạn tiền đình ở phụ nữ sau sinh có thể ảnh hưởng lớn sức khỏe tổng thể và đời sống tinh thần của người mẹ, khiến họ trở nên kiệt sức, suy nhược tinh thần, suy nhược cơ thể. Do đó, để điều trị dứt điểm bệnh lý, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện những biểu hiện bất thường.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!