Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không là băn khoăn của rất nhiều người về căn bệnh này. Hầu hết mọi người đều cho rằng đây là căn bệnh tuổi già, tuy nhiên trên thực tế, ai cũng là đối tượng của rối loạn tiền đình, kể cả trẻ em. Phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp giảm tối đa các biến chứng, giúp bé có thể phát triển toàn diện nhất.
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không?
Thường xuyên hoa mắt, chóng mắt, choáng váng đặc biệt khi đứng lên ngồi xuống quá nhanh đều mà những triệu chứng rối loạn tiền đình điển hình.Đây là bệnh lý tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, có thể gây đột quỵ hay tử vong bất cứ lúc nào nếu người bệnh không có hướng phòng tránh bệnh đúng cách.
Theo thống kê, rối loạn tiền đình là bệnh lý xảy ra chủ yếu ở người trung niên, người cao tuổi thường có những bệnh lý nền trước đó. Tuy nhiên thực tế bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của bệnh lý này, kể cả trẻ em. Chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em cũng gây ra nhiều nguy hiểm không kém, do đó phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan.
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không thì câu trả lời là có nhưng rất ít phụ huynh có thể phát hiện ra bệnh sớm. bỞi trẻ em thường chưa thể mô tả rõ ràng những vấn đề mà mình gặp phải đồng thời tâm lý phụ huynh cũng thường chỉ cho răng rối loạn tiền đình không xảy ra ở trẻ nhỏ. Mặt khác với những triệu chứng điển hình của bệnh như hoa mắt chóng mặt, phụ huynh thường chỉ cho rằng do bé vui chơi quá sức, ít nghĩ rằng đó là bệnh.
Những nguyên nhân chính thường gây rối loạn tiền đình ở trẻ em bao gồm
- Do bệnh lý: trẻ có thể bị rối loạn tiền đình do biến chứng của các bệnh lý như viêm tai mãn tính, viêm màng não, bệnh về tim mạch, thiết máu hay bị chấn thương ở đầu.. Trẻ điều trị các bệnh lý mãn tính cần phải dùng thuốc nhiều cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này
- Do ảnh hưởng từ mẹ: trong quá tình mang thai nếu mẹ không có chế độ chăm sóc sức khoẻ phù hợp, lạm dụng rượu bia thuốc lá, mẹ mắc các bệnh mãn tính cần phải dùng thuốc cũng sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con, một trong số đó chính là rối loạn tiền đình
- Do tâm lý: ở những trẻ gặp nhiều áp lực trong học tập, gia đình không hạnh phúc, cha mẹ thường xuyên cãi nhau, bạn bè cô lập, mất ngủ cũng thường xuyên gặp các triệu chứng đau đầu, choáng váng.. đây cũng có thể chính là dấu hiệu của rối loạn tiền đình
- Do các tác nhân xung quanh: bé sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn, ít vận động, thường xuyên sống trong bóng tối, sợ ánh sáng là có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Các thông kê cũng cho thấy, có đến 70% đối tượng mắc bệnh thường nằm ở nhóm trẻ bị suy giảm thính lực.Nguyên nhân là do việc thiếu hụt cảm giác khiến trẻ có xu hướng suy giảm vận động, đồng thời ở những đối tượng này bệnh có thể kéo dài suốt đời. Cần hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em để có thể sớm phát hiện và có hướng điều trị kịp thời, tránh những ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của con.
Triệu chứng rối loạn tiền đình ở trẻ em
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không, triệu chứng thế nào cũng là điều phụ huynh đặc biệt quan tâm. Như đã nói việc phát hiện rối loạn tiền đình ở trẻ nhỏ thường rất khó khăn, triệu chứng điển hình có thể là đau đầu những thường phụ huynh sẽ nhầm lẫn sang các bệnh lý khác hoặc tự điều trị tại nhà khiến bệnh tình nguy hiểm hơn.
Các triệu chứng thường có xu hướng xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy. Hiểu rõ các triệu chứng bệnh sẽ giúp phụ huynh nhanh chóng phát hiện và có hướng điều trị cho bé phù hợp. Theo đó những dấu hiệu bệnh đặc trưng bao gồm
- Cảm thấy đau đầu, choáng váng thường xuyên
- Không tập trung, trẻ mau quên, học hành chậm chạp, yếu kém
- Hay hồi hộp, đánh trống ngực
- Nhịp tim, nhịp thở nhanh nên khó chạy hay làm các việc nặng
- Chóng mặt kèm theo hoa mắt nên rất khó giữ thăng bằng
- Đứng lên ngồi xuống khó khăn, chậm chạp và cảm thấy choáng váng, nhất là khi xoay người
- Không làm chủ được tư thế
- Tay chân tê run rẩy
- Nôn và cảm thấy buồn nôn
- Huyết áp cao hoặc thấp
- Có thể ngất xỉu
- Thị lực giảm dù việc đi đo thị lực mắt vẫn bình thường
- Ù tai, thính lực giảm
- Dễ say xe
- Không thích các bộ môn mạo hiểm, cần đứng từ trên cao nhìn xuống, thậm chí là chơi xích đu
- Khó khăn khi leo cầu thang
- Không xác định phương hướng trong bóng tối, dễ khóc khi gặp bóng tối
- Khả năng học tập giảm sút đột ngột
Trong đó cảm giác chóng mặt đau đầu và khó giữ thăng bằng là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy bé đang gặp các vấn đề về sức khoẻ. Các triệu chứng này có thể diễn ra đột ngột trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên lặp đi lặp lại, đặc biệt khi bé gặp áp lực hay vận động mạnh. Vì vậy nếu trẻ còn quá bé rất khó để dùng ngôn từ biểu đạt hết tình trạng mà mình đang gặp phải với phụ huynh.
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không, có nguy hiểm không?
Trẻ nhỏ không chỉ là đối tượng có thể mắc rối loạn tiền đình mà còn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và sự phát triển của bé trong tương lai. Dù vậy nó không gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra những biến cố nhỏ có thể khiến bé gặp nguy hiểm. Bệnh có thể xuất hiện vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài suốt thời gian dài và gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của con mỗi ngày.
Những biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện nếu bé bị rối loạn tiền đình như
- Trẻ khó giữ thăng bằng, thường xuyên té ngã rất nguy hiểm nếu đang tham gia giao thông hay đi lại ngoài đường. Bé té ngã nếu và đập xuống đường có thể ảnh hưởng đến tính mạng, não bộ, thậm chí là gây hại cho những người xung quanh
- Trẻ phản xạ kém
- Trẻ học hành yếu kém, ghi nhớ không tốt, thường xuyên quên trước quên sau
- Trẻ tham gia các hoạt động thể chất cũng kém do có thể làm bùng phát các triệu chứng, đặc biệt là các bộ môn cần đứng lên ngồi xuống nhiều
- Khả năng định hướng kém, trẻ dễ bị lạc nếu tự đi bộ về nhà và gây ra những ảnh hưởng đến tương lai
Ở trẻ em, một số bé bị đau choáng váng nhiều đến nỗi bé dần tự quen với cảm giác đó và không báo lại với cha mẹ. Chính do đó khi phụ huynh nhân thấy bất thường và đưa con đi khám thì tình trạng bệnh đã khá nặng, việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.
Trẻ bị rối loạn tiền đình nhẹ thì vẫn có thể gượng dậy đi lại được nhưng rất dễ té ngã khiến cơ thể trầy xước. Nếu trong tình trạng nặng hơn bé có thể chỉ nằm được trong một tư thế thường xuyên nôn ói dữ dội khiến cơ thể vốn đã suy nhược nay càng suy nhược hơn.
Hướng điều trị rối loạn tiền đình ở trẻ em
Đầu tiên phụ huynh cần phải sớm đưa con đi khám để xác định mức độ bệnh, từ đó mới đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng. Với trẻ nhỏ, bác sĩ thường dùng hệ thống ghi và phân tích rung giật nhãn cầu với kích thích nhiệt (VNG) và điện thế cơ kích gợi tiền đình (VNG) để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh lý nhất.
Ở trẻ em việc dùng thuốc có thể không được khuyến khích do có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thay vào đó là chú trọng điều trị các bệnh nền, điều chỉnh lối sống lành mạnh, cải thiện chức năng vận động để cải thiện bệnh nhanh chóng nhất.
Xử lý tại chỗ
Nếu thấy con có các dấu hiệu rối loạn tiền đình xuất hiện đột ngột, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi nghỉ ngơi, tránh việc tham gia vận động để bé kịp thời hồi sức. Cụ thể phụ huynh cần nhanh chóng thực hiện những điều sau đây
- Đưa bé đi nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ thoáng mát, nếu là buổi tối nên để đèn ngủ lờ mờ để bé có thể nhìn thấy và định hình hướng, tránh việc phòng quá tối có thể làm bé sợ hãi
- Nếu bé cảm thấy buồn nôn hãy để con nôn hết ra, kích cho bé nôn hết, sau đó cho bé súc miệng lại và bù nước bù khoáng bằng cách uống oresol. Ngoài ra cũng có thể cho con uống một cốc sữa nóng để tránh bé bị đói và lả người đi sau khi vừa nôn
- Nên cho bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, mặc trang phục rộng rãi, kê cao gối đầu và kê chân lên khi ngủ để ngủ ngon hơn
Phụ huynh cũng nên ngủ cùng để kiểm soát phòng ngừa bé có các dấu hiệu bất thường khác như hạ huyết áp hay sốt cao. Chú ý tuyệt đối không nên dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định từ bác sĩ vì có thể gây nguy hiểm ngược lại. Trong trường hợp trẻ nôn ói nặng, ngất xỉu, hãy nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời cấp cứu, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.
Điều trị y khoa
Việc dùng thuốc còn cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu liên quan đến các bệnh lý nền bác sĩ sẽ tập trung điều trị bệnh nền để loại bỏ hoàn toàn rối loạn tiền đình. Phụ huynh không nên tự ý cho con dùng bất cứ loại thuốc nào khi thấy con đau đầu do có thể gây phản tác dụng vì dùng thuốc sai cách. Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc chống chóng mặt đặc biệt dành cho người rối loạn tiền đình.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng có thể cho bé dùng một số loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ bồi bổ trí não, cải thiện trí nhớ, đưa máu huyết lưu thông lên não ổn định nhưng không có quá nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên việc dùng TPCN cũng cần tham khảo ý kiến với bác sĩ kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.
Điều trị theo Đông y
Nhiều phụ huynh cũng thường điều trị theo Đông y nhằm giảm tối đa các tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khoẻ của con. Với nguồn gốc từ thảo dược, y học cổ truyền giúp cải thiện từ từ các vấn đề bất thường tại tiền đình, hỗ trợ tăng cường máu não, cải thiện trí nhớ và chức năng vận động. Từ đó giúp bé khỏe mạnh hơn, có thể tham gia quá trình sinh hoạt vận động như bình thường.
Tuy nhiên cần chú ý rằng nếu đang trong giai đoạn điều trị các bệnh lý nền bằng Tây y thì không nên dùng các bài thuốc Đông y do có thể làm tương tác giữa các chất. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ hơn nếu có nhu cầu sử dụng.
Tham khảo một số bài thuốc Đông y sau
- Bài thuốc Nhị căn thang: Chuẩn bị cát căn 20g, Hải đới căn 30g, Xuyên khung 12g, Bán hạ 10g, Thạch xương bồ và đại giả thạch mỗi dược liệu dùng 16g. Làm sạch các dược liệu sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2- 3 lần. Dùng trong 3- 6 tháng liên tiếp sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể
- Bài thuốc Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Chuẩn bị Kỷ tử, đan bì, bạch cúc hoa, phục linh, trạch tả dược liệu dùng 120g; Sơn dược và sơn thù mỗi thứ 160g cùng Thục địa 320g. Sao vàng các dược liệu rồi đem tán thành bột, trộn đều cùng nhau rồi tạo thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 8g pha cùng nước ấm trong khoảng 70- 80 độ, thêm một chút muối dùng uống liên tục trong 2 tháng.
- Bài thuốc Định huyễn thang: Dùng Bạch tật lê và trạch tả mỗi thứ 20g; Thiên ma cùng bán hạ 16g mỗi dược liệu; đạm trúc diệp cùng phục thần, và cát nhân dùng mỗi thứ 12g; Long cốt 30g. Làm sạch các dược liệu rồi cho long cốt vào sắc trước, các dược liệu khác cho vào sau. Dùng uống ngày 2- 3 lần trong 5- 10 ngày liên tiếp sẽ thấy sức khoẻ ổn hơn hẳn.
Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiền đình tại nhà
Quá trình chăm sóc trẻ bị rối loạn tiền đình cũng đóng vai trò rất quan trọng vào việc bé có nhanh khỏi bệnh hay không. phụ huynh cần tạo cho bé không gian nghỉ ngơi thoải mái hơn, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tránh cho con phải chịu suy nghĩ áp lực nhiều nhưng vẫn cần hỗ trợ con tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Cụ thể, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau
- Bổ sung chế độ dưỡng chất hợp lý, tăng cường vitamin nhóm A, nhóm B, omega3, canxi cùng các khoáng chất cần thiết khác.
- Tăng cường rau xanh và các loại trái cây giúp bổ sung chất xơ cần thiết
- Bổ sung vitamin C cho trẻ giúp giảm nhanh những cơn đau đầu khó chịu
- Đảm bảo cho bé uống đủ nước mỗi ngày, kết hợp thêm các loại nước trái cây, nước ép rau củ, sữa dinh dưỡng
- Nếu con đang mệt nên ưu tiên các món ăn thanh đạm, hạn chế nêm nếm quá nhiều, món ăn mềm lỏng dễ tiêu hoá
- Tránh xa những món ăn khô cứng, món ăn cay nóng nhiều dầu mỡ hay các món ăn cần nêm nếm quá nhiều gia vị
- Xem xét giảm cân cho bé một cách khoa học trong một số trường hợp cần thiết
- Hỗ trợ bé luyện tập thể dục thể thao hằng ngày với những bộ môn phù hợp
- Tránh cho con đi lại một mình, kể cả đi bộ đi đi xe đạp
- Hướng dẫn con vận động đúng cách, tránh xoay đầu – cổ quá nhanh hay đứng lên ngồi xuống đột ngột
- Không nên để con leo trèo hay ở trên tầng cao
- Để đèn sáng lờ mờ khi ngủ giúp con xác định phương hướng nếu có vô tình thức dậy
- Tránh để trẻ ngồi hay nằm quá lâu mà nên luyện tập vận động mỗi ngày
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi trời lạnh
- Cùng con luyện tập các bài vật lý trị liệu theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Hạn chế cho bé chơi các trò cảm giác mạnh hay đứng từ trên cao, kể cả xích đu hay cầu trượt
- Đảm bảo không gian phòng ngủ yên tĩnh thoáng đãng, trẻ không bị tỉnh giấc giữa chứng
- Cho con đi tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trẻ em có bị rối loạn tiền đình không, phòng tránh thế nào?
Để phòng tránh nguy cơ rối loạn tiền đình ở trẻ em, phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và học tập cho con, tránh đặt nặng áp lực học tập, điểm số
- Dành thời gian quan tâm trò chuyện mỗi ngày để sớm phát hiện những triệu chứng bất thường
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con theo nhu cầu từng độ tuổi
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khoẻ hằng ngày
- Tránh cho con ngồi lì một chỗ, nghịch máy tính điện thoại quá nhiều
- Điều trị sớm các bệnh lý nếu có
- Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, không nên để bé béo phì, có lượng mỡ trong máu cao có thể mắc rất nhiều bệnh lý
- Trong quá trình mang thai người mẹ cần chăm sóc bản thân tốt hơn, tránh lạm dụng bia rượu, chất kích thích hay bất cứ loại thuốc nào khác
- Nếu trẻ thường xuyên bị ngã hay có các cú va đập vào đầu đột ngột, không được chủ quan mà nên đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn giải đáp băn khoăn trẻ em có bị rối loạn tiền đình không, mức độ nguy hiểm thế nào, nên điều trị ra sao. Phụ huynh cần kiểm soát sức khoẻ của con mỗi ngày để sớm phát hiện các triệu chứng bất thường và kịp thời điều trị đúng cách. Nếu có điều kiện hơn hãy dành thời gian đưa con đi khám bệnh định kỳ để đảm bảo sức khoẻ của bé luôn ở mức tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!