Ảnh Hưởng Tâm Lý Của Trẻ Bị Xâm Hại Và Hướng Khắc Phục
Xâm hại tình dục hay ấu dâu ở trẻ là một trong các hành vi vô đạo đức và thiếu nhân tính gây ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý và thể chất của trẻ em. Tình trạng này nếu không được can thiệp và giúp đỡ sẽ làm cản trở đến sự phát triển trong tương lai của trẻ, thậm chí biến trẻ thành tội phạm ấu dâm khi trưởng thành.
Xâm hại tình dục dù ở trẻ em hay là người trưởng thành đều sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân nạn nhân và còn tác động xấu đến cả gia đình, những người xung quanh và toàn xã hội. Đặc biệt hơn, đây còn được xem là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, có sự liên quan đến toàn xã hội.
Những hậu quả mà xâm hại tình dục để lại rất đa dạng và phong phú. Nó có thể kéo dài cho đến suốt cuộc đời hoặc có thể để lại những kí ức xấu qua nhiều thế hệ bởi sự ảnh hưởng lớn về sức khỏe, giáo dục, kinh tế, việc làm, gia đình, cộng đồng,….
Những tổn thương mà xâm hại tình dục để lại hoàn toàn không có bất kì khuôn mẫu nhất định nào. Nó có thể thay đổi liên tục tùy vào từng đối tượng nạn nhân khác nhau. Các ảnh hưởng này có thể khởi phát tức thì nhưng cũng có thể xuất hiện chậm làm đảo lộn sự thích ứng trong suốt quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị ảnh hưởng tâm lý vì bị xâm hại
Một số hình thức xâm phạm tình dục không tiếp xúc thân thể:
- Cho trẻ xem ảnh hoặc phim khiêu dâm
- Phô bày thân thể trước mặt trẻ.
- Thủ dâm cho trẻ thấy
- Cho trẻ nhìn thấy các hành vi của quá trình quan hệ, giao hợp.
- Xem trộm trẻ thay đồ hoặc tắm
- Sử dụng những lời nhận xét, đánh giá thô tục về cơ thể của trẻ.
Một số hình thức xâm hại tình dục có tiếp xúc thân thể:
- Thực hiện hành vi âu yếm, ôm hôn để thỏa mãn nhu cầu ham muốn tình dục
- Bắt ép trẻ chạm vào bộ phận sinh dục của người lớn.
- Quan hệ tình dục với trẻ nhỏ
- Chụp ảnh hoặc quay phim khiêu dâm với trẻ
- Dụ dỗ trẻ vào con được bóc lột tình dục, mại dâm
- Vuốt ve hoặc sờ mó vào các bộ phận nhạy cảm, vùng kín của trẻ.
- Sử dụng các dụng cụ xâm nhập vào hậu môn, vùng kín của trẻ không nhằm mục đích chữa bệnh.
Các bậc phụ huynh nên hiểu rằng, dù các đối tượng chưa thực hiện hành vi xâm hại tình dục trực tiếp đối với trẻ nhưng những hành vi có ý định tấn công nhằm thực hiện mục đích đó vẫn có thể gây ra các chấn thương tâm lý nhất định ở trẻ.
Những chấn thương tâm lý có thể tự quan sát như:
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên nói mớ, giật mình, hoảng loạn khi ngủ.
- Trẻ hoảng sợ khi phải ở một mình, thường xuyên quấy khóc.
- Trẻ bị rối loạn bài tiết, ra nhiều mồ hôi, tiểu hoặc đại tiện bừa bãi dù đã có ý thức.
- Trẻ trở nên khép kín, không muốn giao tiếp với ai, tránh tiếp xúc với người khác giới.
Bên cạnh đó, một số ảnh hưởng, chấn thương tâm lý khác cần phải được thăm khám và chẩn đoán bởi các chuyên gia sức khỏe thần kinh như trầm cảm, rối loạn hành vi, rối loạn nhân cách, tâm thần phân liệt,….
Ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị xâm hại
Những ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị xâm hại có thể kéo dài cho đến hết cuộc đời. Các chuyên gia cho biết rằng, khi trẻ bị xâm hại tình dục, dù ít hay nhiều thì trẻ vẫn phải gánh chịu những tổn thương về mặt tâm lý. Tuy nhiên, thường những sự tổn thương này lại không được xem trọng và quan tâm nhiều bằng những tổn thương về thể chất.
Cũng chính vì thế mà những ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị xâm hại thường bị quên lãng nhưng thực chất nó vẫn tồn tại và không mất đi đối với trẻ. Đây được xem là những sự ám ảnh lâu dài về các hành vi tình dục kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành.
Nghiên cứu sinh Ngành tâm lý lâm sàng trẻ em, Trường Nghiên cứu Tâm lý, Đại học Quốc gia Úc (Úc), Thạc sĩ – Bác sĩ Phạm Minh Triết từng chia sẻ “Trẻ bị xâm hại tình dục bị ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý. Con trẻ có thể bị rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chuyển dạng (trẻ kêu đau một bộ phận trên cơ thể nhưng khám y khoa không tìm thấy bệnh lý thực thể), rối loạn gắn bó, tự trọng thấp. Đặc biệt thường gặp ở những trường hợp nặng là rối loạn stress sau sang chấn (Post Traumatic Stress Disorder – PTSD)”.
Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang hiện đang làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, chuyên ngành Nhi khoa phát triển hành vi cho biết rằng, bà đã từng tiếp nhận và điều trị tâm lý cho rất nhiều các trường hợp trẻ em bị lạm dụng, xâm hại. Có những cháu còn quá nhỏ và không có đủ nhận thức được bản thân là người bị hại. Nhưng cũng có những trẻ rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi cực độ, hình thành các rối loạn tâm thần nguy hiểm khi bị khơi lại những điều gây ám ảnh.
Các chuyên gia cho biết rằng, những trẻ từng bị xâm hại tình dục thường sẽ có tâm lý tội lỗi, hổ thẹn, tức giận và cho rằng bạn thân đã bị “vấy bẩn”. Trẻ sẽ dần không còn niềm tin vào cuộc sống lẫn những người xung quanh mình, cho dù đó là những bạn bè thân thiết hoặc cha mẹ của trẻ. Một số trường hợp nghiêm trọng, trẻ còn có cảm giác bản thân không còn lòng tự trọng, không còn giá trị để mọi người xung quanh phải tôn trọng.
Lúc này trẻ sẽ có xu hướng muốn xa lánh mọi người, bỏ bê và không quan tâm đến việc học tập. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiện tại mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với tương lai. Ngoài ra, xâm hại tình dục đôi lúc có thể gây ra những nhận định sai lệch về giới tính ở trẻ.
Đối với các em nam sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển tự nhiên về mặt sinh lý, khả năng cao bị lệch lạc về tình dục, sau này khi trưởng thành sẽ dẫn đến việc quan hệ bừa bãi với nhiều người. Còn đối với các em nữ khi bị xâm hại tình dục có thể gây nên tình trạng mang thai ngoài ý muốn gây ảnh hưởng đến bản thân và cả thai nhi. Một số trẻ em xem việc bị lạm dụng là điều hết sức bình thường và trở nên chai sạn với việc đó.
Theo số liệu thống kê nhận thấy, có đến 84,3% các trẻ em bị xâm hại chịu sự tổn thương nặng nề về tinh thần và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai. Khoảng 65,7% các trẻ bị mặc cảm và không có sự phát triển bình thường. Khoảng 55,7% trẻ từng bị xâm hại gặp phải nhiều cản trở, khó khăn trong quá trình hòa nhập với xã hội, cộng đồng.
Dựa vào các tài liệu nhi khoa và tâm lý bệnh nhi nhận thấy rằng, những sự ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị xâm hại là vô cùng nghiêm trọng. Có không ít các em hình thành suy nghĩ tự sát, muốn tìm đến cái chết do chịu phải cú sốc tinh thần quá lớn. Các em rơi vào trạng thái bế tắc, hoảng sợ, khủng hoảng và cảm thấy không thể thoát ra khỏi chúng.
Cần làm gì để khắc phục tâm lý cho trẻ bị xâm hại?
Cha mẹ có vai trò rất quan trọng đối với quá trình khắc phục tốt các ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị xâm hại tình dục. Tuy nhiên, vấn đề này không phải là việc dễ thực hiện. Trước tiên muốn giúp trẻ bạn cần phải thực sự bình tĩnh và biết cách lắng nghe. Bạn phải nghe con nói, tin con, an ủi và động viên con nhiều hơn. Nói chuyện với con về những điều đã xảy ra và tuyệt đối không chấn vấn, dồn ép con. Bạn phải cho con biết rằng bạn thực sự quan tâm đến cảm xúc của con và tạo cho con sự yên tâm rằng bản thân không có lỗi.
Trẻ em khi bị ảnh hưởng tâm lý do xâm hại tình dục sẽ thường có cảm giác bất an, cần được sự che chở và bảo vệ. Do đó, các bậc phụ huynh nên đảm bảo và cho con hiểu rằng cha mẹ luôn sẽ ở cạnh bên và bảo vệ con bất cứ lúc nào. Bạn cũng nên nhẹ nhàng tìm hiểu và hỏi con về những sự mong đợi mà con đang cần giúp đỡ, cho phép trẻ được tự quyền quyết định một số vấn đề cá nhân.
Bằng cách chứng tỏ mình là chỗ dựa vững chắc sẽ giúp cho con cảm thấy an tâm hơn và dần lấy lại được lòng tin của mình. Khi cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc của mọi người xung quanh sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, bớt hoảng sợ và ổn định tâm lý tốt hơn.
Bên cạnh đó, gia đình cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ tư vấn tâm lý càng sớm càng tốt. Lúc này trẻ cần được can thiệp kịp thời để có thể cân bằng được tinh thần và hạn chế các hệ lụy nguy hiểm khác. Đồng thời, các chuyên gia tâm lý cũng sẽ giúp cho phụ huynh chuẩn bị tốt về mặt tinh thần để đối mặt với các biến cố có thể xảy đến với con. Bên cạnh đó họ sẽ ra nhiều lời khuyên hữu ích để có thể giúp phụ huynh chăm sóc và hỗ trợ trẻ tốt hơn.
Việc điều trị tâm lý cho trẻ bị xâm hại tình dục gặp rất nhiều khá khó khăn và cần phải kiên trì trong khoảng thời gian dài. Các chuyên gia cho biết rằng, đa số các trường hợp trị liệu đều mất khoảng vài tháng mới giúp trẻ phục hồi tốt các sang chấn tâm lý. Đối với các đối tượng bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng thì cần phải duy trì trị liệu trong khoảng vài năm. Thực tế, cũng có một số trường hợp trẻ không thể phục hồi được hoàn toàn sức khỏe tinh thần do các tổn thương quá nặng.
Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành trò chuyện và trao đổi với trẻ cùng phụ huynh. Bên cạnh việc chữa lành những tổn thương về thể chất thì các chuyên gia sẽ đi sâu vào việc khai thác và ổn định lại trạng thái cảm xúc của trẻ nhỏ. Nhờ vào những kỹ thuật chuyên môn và các liệu pháp trị liệu khác nhau mà các chuyên gia có thể giúp cho trẻ dần tháo gỡ những khúc mắc, lo lắng trong lòng.
Thông qua các buổi trị liệu sẽ giúp cho trẻ dần cân bằng hơn về mặt tâm lý, trẻ nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực và lạc quan hơn. Nếu việc điều trị được thực hiện sớm và mang lại thành công sẽ giúp cho trẻ giảm bớt các chấn thương và có cuộc sống ổn định hơn trong tương lai. Ngược lại, những ám ảnh tâm lý sẽ mãi tồn tại và theo đuổi cho đến khi trẻ trưởng thành, trẻ sẽ mãi không thể thoát ra được những nỗi sợ kinh hoàng đó, nhất là khi nhìn thấy các hình ảnh, đọc những bài báo có nội dung khơi gợi quá khứ.
Sau khi tâm lý trẻ đã được ổn định hơn thì người thân cũng không nên nhắc lại câu chuyện đau lòng đó, không nên thể hiện sự đau buồn trước mặt trẻ. Mọi sinh hoạt trong gia đình cũng nên giữ ở mức bình thường, đừng cố gắng khơi gợi lại quá khứ. Đặc biệt, nếu sự việc xảy ra trong gia đình thì cần phải sắp xếp, bố trí lại các vật dụng, màu sơn để giúp trẻ không bị ám ảnh chuyện đã xảy ra. Nếu có thể hãy chuyển nơi ở mới để trẻ không lưu lại những hình ảnh, kí ức tiêu cực.
Khi nhận thấy trẻ đã dần vượt qua được giai đoạn khủng hoảng thì phụ huynh cũng nên giúp trẻ hòa nhập lại với môi trường bên ngoài, cho trẻ tiếp xúc với cộng đồng, đi học trở lại như bình thường. Khi trẻ đến trường thì thầy cô và nhà trường cũng phải có vai trò quan tâm và chú ý nhiều hơn đến trẻ, tạo điều kiện để trẻ vui chơi và hòa nhập tốt với bạn bè.
Trách nhiệm phòng ngừa tình trạng xâm hại ở trẻ em
Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã báo động về tình trạng trẻ em bị cưỡng bức lao động, ngược đãi về cả mặt thể chất lẫn tinh thần, đặc biệt nhất là tình trạng xâm hại tình dục ở trẻ nhỏ. UNICEF cũng đã tiến hành nghiên cứu và khảo sát, kết quả nhận thấy rằng có đến 5% bé trai và 5 đến 10% bé gái đã từng bị lạm dụng tình dục khi vừa bước vào lứa tuổi thiếu niên.
Vấn đề này cần phải có sự can thiệp và giúp đỡ từ cộng đồng. Việc bảo vệ trẻ em tránh khỏi tình trạng bị xâm hại chính là trách nhiệm và lương tâm của mỗi người. Người lớn không chỉ cần phải nói mà phải hành động đích thực. Những lời nói bóng gió không thể mang lại hiệu quả tốt trong việc phòng chống tệ nạn xã hội này.
Cha mẹ cần phải tạo cho con một môi trường tin cậy, dành nhiều thời gian để quan tâm con cái. Để có thể ngăn ngừa các tình huống xấu có thể xảy đến thì việc đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần làm đó chính là trang bị cho trẻ những kỹ năng và kiến thức cần thiết để tự bảo vệ bản thân.
Cũng bởi, trẻ thường cảm nhận sự yêu thương, che chở của người lớn thông qua các hành động chăm sóc, ôm ấp, đụng chạm. Những kẻ lạm dụng cũng sẽ dùng các hình thức này để dễ dàng tiếp cận với trẻ và khiến trẻ mất đi sự cảnh giác. Đặc biệt hơn, khoảng thời gian gần đây các trường hợp trẻ em bị lạm dụng tình dục đa phần đều là những người gần gũi, thân thiết và quen thuộc với trẻ. Vì thế, việc dạy cho trẻ cách phân biệt được đâu là đụng chạm “an toàn” và đâu là hành động đụng chạm “không an toàn” là điều hết sức cần thiết.
Thực chất, trong công tác giáo dục phòng chống xâm hại ở trẻ em thì gia đình là yếu tố có vai trò hết sức quan trọng. Cũng bởi, gia đình chính là nơi hình thành và nuôi dưỡng trẻ từ những ngày đầu tiên vừa mới chào đời. Vì thế, không chỉ là cha mẹ và cả các thành viên trong gia đình cần phải hiểu rõ về trách nhiệm và vai trò của bản thân, cùng nhau trang bị kiến thức cho chính mình để có thể hướng dẫn lại cho trẻ.
Bên cạnh đó, hiện nay công tác tuyên truyền, giáo dục đối với cộng đồng, gia đình, trẻ em về các chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền của trẻ em cũng được tăng cường mạnh mẽ. Trẻ em được chăm sóc và phát triển một cách toàn diện về kiến thức, sức khỏe, hiểu biết nhằm hạn chế tối đa các rủi ro, tổn thương tiêu cực. Đồng thời giúp trẻ tăng cường kỹ năng sống thức ứng đối với các mối quan hệ và cách ứng xử để các em có thể đủ khả năng đối phó với những yếu tố tác động tiêu cực.
Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội được đề cao, đặc biệt là các cấp lãnh đạo, người đứng đầu những đơn vị, cơ quan phòng chống và xử lý các hậu quả, những mối đe dọa đối với tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm phát hiện, báo cáo và tố giác kịp thời những hành vi xâm hại, ngược đãi, bạo lực đối với trẻ em.
Hơn thế, cần phải có sự chỉ đạo xử phạt nhanh chóng và nghiêm minh đối với các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em. Điều này không chỉ bảo vệ được quyền lợi của trẻ mà còn trừng trị thích đáng đối với những hành vi phạm tội. Pháp lý cũng phải có hình thức xử phạt, răn đe đối với từng trường hợp xâm hại khác nhau, giải quyết triệt để vấn đề để đảm bảo được công tác bảo vệ sự an toàn cho trẻ em.
Ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị xâm hại tình dục có thể kéo dài đến hết cả đời và gây nên nhiều cản trở đối với sự phát triển trong tương lai của trẻ. Trẻ em chính là mầm non và tương lai của đất nước, vì thế trách nhiệm giáo dục và bảo vệ trẻ không chỉ có gia đình mà là của cả xã hội, cộng đồng.
Tham khảo thêm:
trẻ con mau khóc cũng mau quên nhưng nếu bị tổn thương quá mức cũng khó mà mau lành
nhiều đứa trẻ tâm lý mong manh lắm, hơi to tiếng thôi là cũng đã rớm nước mắt rồi chứ chưa nói đến cái này
đó là do nhạy cảm quá đấy, những đứa trẻ như vậy mới dễ bất ổn
như cháu mình bà mới nói to chút xíu kiểu nhắc nhở thôi là đã dỗi rồi
thế này phải để ý, cũng do bạn bao bọc quá nên mới như vậy, cứ để con va chạm chút cho cứng rắn cảm xúc
định cho 1 khóa picnic cho trẻ em để tự vận động mà đang dịch quá
nên thế bạn ạ, rèn con tính tự lấp và sự cứng cáp sau này đỡ phải lo nghĩ nhiều
chữa cho trẻ con khó hơn người lớn nữa
ừ, tư duy chưa tốt chưa phát triển hết nên để cài đặt tư duy để chữa lành cũng khó khăn hơn
mà bác sĩ giỏi chưa chắc đã chữa được cơ, nhiều khi phải hợp với con em nữa mới có kết quả tốt
mùa dịch này rất dễ xảy ra mâu thuẫn trong gia đình, đừng để con em phải chứng kiến nhiều, nó thấy nó tổn thương đấy
hàng xóm em tuần 1 trận cãi vã nhau, mà có gì đâu cơ chứ toàn chuyện nhỏ nhặt mà không ai nhìn ai, nhà thì 2 đứa con suốt ngày nghe những lời lẽ không hay nghĩ cũng thương
thỉnh thoảng sang nói chuyện khuyên bảo xem thế nào
không khuyên được, nói chuyện lúc đấy được thôi xong đâu lại vào đấy, căn bản cả 2 vợ chồng cái tôi cao quá chả ai nhịn ai
các bậc cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn những vấn đề và sinh hoạt của con cái tránh phát hiện muộn mà xảy ra sự việc đáng tiếc
những kẻ làm hành động sai trái kia chỉ biết đến mình sao không nghĩ tương lai đứa bé sẽ ra sao, rồi nó sẽ sống khổ sở thế nào, đúng là lũ khốn
trường hợp mà chuyện đáng tiếc xảy ra thì rất cần sự quan tâm và an ủi của bố mẹ, sự che chở là cực kì cần thiết để bé nguôi đi những điều tiêu cực đã xảy ra
nên cho bé đi picnic và thư giãn thật nhiều để xóa đi ký ức đó
mình nghĩ cũng phải né tránh nơi xảy ra sự việc đó nữa, vì nếu đến là lại tạo cảm giác sợ hãi ngay
nhưng mà không né tránh mãi được, sau này trong cuộc sống sẽ có lúc gặp những điều gần giống như vậy
trẻ đang còn bé, tâm lý chưa vững còn ngây thơ trong sáng nên tránh thì tốt hơn, sau tâm lý đã ổn đã cứng rồi cho trẻ tiếp xúc dần dần để đạt được tâm lý tốt hơn thì hay hơn bạn ạ
đọc trên mạng mấy vụ việc mà thương mấy đứa nhỏ quá
em cũng vậy, chỉ muốn băm vằm mấy kẻ kia thôi
đặt mình vào vị trí đứa trẻ mà không còn cảm thấy xót ruột còn rớm nước mắt
con mình đang có những biểu hiện là như sợ sết, ăn ít và luôn hét to mỗi lần bị ép buộc gì đó và hay rơi trạng thái ngủ mơ thấy ác mộng thì là biểu hiện bệnh gì ạ
ôi, bạn phải hỏi con bạn chứ, với lại để xảy ra như vây chắc lỗi phần nhiều cũng do gia đình bỏ bê rồi
cái này đúng là lỗi sai thuộc về vợ chồng em, do mải cày kéo lại mùa dịch quá mà thành ra như vậy, giờ em lo quá chả biết làm thế nào, có hỏi bé mà bé không nói không gì cả
bạn nên dành phần nhiều thời gian cho con, ban đầu cứ xoa dịu thôi để bé nguôi đi rồi sau này hỏi lại có khi bé sẽ nói ra thôi
đưa đến bác sĩ tâm lý xem thế nào, đên trung tâm nhc thử xem, họ nhận thì cũng an tâm phần nào đó
em cũng định thế mà bé chưa chịu hợp tác