Bài Test Kiểm Tra Bạn Có Mắc Chứng Sợ Giao Tiếp Xã Hội

Các bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội được phát triển bởi các chuyên gia tâm lý nhằm sàng lọc nguy cơ mắc bệnh. Dù không phải là công cụ chẩn đoán nhưng các bài kiểm tra này phần nào có thể phản ánh được sức khỏe tâm thần của bạn.

Khi nào nên làm bài test hội chứng sợ giao tiếp?

Hội chứng sợ giao tiếp còn được gọi là chứng ám ảnh xã hội hay rối loạn lo âu xã hội. Người mắc chứng bệnh này luôn có nỗi sợ về những tình huống xã hội thông thường như giao tiếp với mọi người (trừ người thân và bạn bè thân thiết), trò chuyện qua điện thoại, phát biểu trước đám đông, ăn uống trước mặt người lạ, hẹn hò,… Nỗi sợ ở người mắc bệnh lý này khác với tâm lý căng thẳng, lo lắng khi chúng ta gặp gỡ người lạ hay đứng phát biểu trước mặt nhiều người.

test hội chứng sợ giao tiếp
Nên chủ động thực hiện bài test hội chứng sợ giao tiếp nếu nhận thấy bản thân có các biểu hiện bất thường

Nỗi sợ vô lý về việc giao tiếp và những tình huống xã hội thông thường khiến người bệnh có xu hướng né tránh những tình huống này. Nếu phải đối mặt, nỗi sợ sẽ gia tăng về mức độ gây ra các triệu chứng thể chất như choáng đầu, tim đập nhanh, run rẩy, vã mồ hôi, tay chân lạnh, buồn nôn,… và một số người có thể bị ngất xỉu do sợ hãi quá mức. Phần lớn những người mắc chứng sợ giao tiếp xã hội đều gặp khó khăn trong việc kết bạn, học tập và làm việc.

Hội chứng sợ giao tiếp là bệnh lý cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu để lâu dài, người bệnh có thể sống tách biệt, cô lập và mất hoàn toàn tương tác với xã hội. Những trường hợp này thường sống phụ thuộc vào gia đình và hoàn toàn không thể học tập hay làm việc như bình thường.

Tuy nhiên, rất nhiều người không có hiểu biết về bệnh lý này và cho rằng bản thân chỉ nhút nhát, thiếu tự tin. Sự hiểu biết hạn chế và tâm lý chủ quan khiến người bệnh không thăm khám, điều trị sớm. Hậu quả là gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Khi nào nên thực hiện bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội:

  • Khi bản thân luôn có nỗi sợ và lo lắng về những tình huống xã hội thông thường.
  • Không kiểm soát được nỗi sợ dù đã rất cố gắng.
  • Luôn né tránh những tình huống hoàn toàn bình thường như sử dụng nhà vệ sinh công cộng, trò chuyện qua điện thoại, bắt chuyện với người lạ,…
  • Chỉ cảm thấy thoải mái với người thân và một số bạn bè thân thiết (thường là bạn bè từ khi còn nhỏ)
  • Luôn có cảm giác mọi người đang hướng ánh mắt về mình và đánh giá cách ứng xử, thái độ của bản thân
  • Không tự tin khi tham gia vào các hoạt động xã hội
  • Luôn căng thẳng khi đi ra ngoài và chỉ thực sự thoải mái, an toàn khi ở nhà.

Hội chứng sợ giao tiếp xã hội thường khởi phát từ giai đoạn 11 – 19 tuổi và rất ít khi xảy ra sau 25 tuổi. Vì vậy nếu nhận thấy triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn này, bạn nên thực hiện ngay các bài test để sàng lọc nguy cơ. Các bài test này không phải chẩn đoán chính thức nhưng phần nào phản ánh được tình trạng sức khỏe tâm thần của bạn.

Các bài test hội chứng sợ giao tiếp (ám ảnh xã hội)

Người bị hội chứng sợ giao tiếp thường trực nỗi sợ, sự lo lắng và bất an quá mức về những tình huống tưởng chừng như rất bình thường. Các bài test được xây dựng dựa trên tâm lý này để đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Kết quả của bài test phụ thuộc hoàn toàn vào tính khách quan trong các câu trả lời của bạn. Để đảm bảo bài test cho kết quả khách quan nhất, bạn nên thực hiện khi tinh thần ổn định và có thể làm lại vài lần cho chắc chắn.

1. Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội bằng hình ảnh

Bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội bằng hình ảnh sẽ đặt ra những trường hợp giả định để xem xét phản ứng, thái độ của bạn. Các câu trả lời sẽ dẫn dắt đến những tình huống khác và bài test sẽ tiếp tục gợi ý nhiều tình huống tùy thuộc vào câu trả lời của bạn.

Kết quả của bài test này giúp bạn xác định 3 mức độ bao gồm không có nguy cơ, có thể có nguy cơ và đang bị sợ giao tiếp xã hội. Để xác minh tính khách quan của bài test, bạn có thể đề nghị người thân trong gia đình cùng thực hiện.

test hội chứng sợ giao tiếp test hội chứng sợ giao tiếp test hội chứng sợ giao tiếp

2. Bài test trắc nghiệm

Sau khi thực hiện bài test trên, bạn cũng có thể đánh giá nguy cơ mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội thông qua bài test trắc nghiệm. Bài test này có 4 câu trả lời và mỗi câu trả lời sẽ tương ứng với nguy cơ nhất định.

Câu hỏi: Nếu vô tình gặp lại người bạn cũ ở trên đường, bạn sẽ phản ứng như thế nào?

  • A: Không ngần ngại chạy ngay đến bắt tay và trò chuyện.
  • B: Giả vờ không nhìn thấy người bạn này và lờ đi. Hoặc có ý đi đường khác để tránh chạm mặt.
  • C: Chào hỏi lịch sự và không trò chuyện quá nhiều.
  • D: Không để ý mọi thứ xung quanh và gần như không bao giờ nhận ra bạn cũ.

Kết quả:

  • Nếu đáp án là A, bạn có khoảng 10% nguy cơ bị hội chứng sợ giao tiếp xã hội. Đây là tỷ lệ rất thấp nên bạn hoàn toàn có thể an tâm về sức khỏe tâm thần của bản thân. Thông qua câu trả lời có thể cho thấy bạn là người cởi mở, biết cách kết bạn và duy trì những mối quan hệ trong cuộc sống.
  • Trong trường hợp chọn câu trả lời là B, khả năng mắc hội chứng sợ giao tiếp xã hội sẽ rơi vào khoảng 70%. Tuy nhiên, tình trạng này có thể không chính xác nếu bạn gặp lại những người bạn cũ đã từng có xích mích và bạn muốn né tránh để không nhớ lại chuyện cũ.
  • Câu trả lời C tương ứng với 40% nguy cơ mắc chứng sợ giao tiếp xã hội. Với những người bạn cũ, giữa bạn và họ cũng đã có sự thân thiết nhất định nên việc chào hỏi lịch sử rồi bước đi có thể cho thấy bạn có nỗi sợ vô hình với những tình huống xã hội. Tuy nhiên, đây có thể cách ứng xử bình thường nếu có hai không thân hoặc từng xung đột, mâu thuẫn dẫn đến việc không thể thân thiết như trước.
  • Câu trả lời D cho thấy nguy cơ cao mắc chứng sợ giao tiếp xã hội với tỷ lệ lên đến 95%. Dù vậy, đôi khi câu trả lời này không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của bạn nếu như bạn là người hay quên và quá mải mê với công việc mà bỏ quên những mối quan hệ cũ.

Nhìn chung, tình huống giả định này không hoàn toàn phản ánh chính xác. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thực hiện để sàng lọc nguy cơ nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu sợ giao tiếp và lo lắng quá mức trước những tình huống xã hội thông thường.

Ngoài những bài test trên, bạn cũng có thể thực hiện một số bài test hội chứng sợ giao tiếp xã hội online để đánh giá thêm về sức khỏe tâm thần của bản thân. Mặc dù các bài test này được phát triển bởi những chuyên gia tâm lý nhưng hoàn toàn không phải là công cụ chẩn đoán. Đa phần bài test đều có nội dung đơn giản, dễ hiểu nên chỉ thể hiện được phần nào tâm lý của bạn.

Nếu nhận thấy bản thân có nguy cơ cao sau khi thực hiện bài test kiểm tra chứng sợ giao tiếp, bạn nên tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất. Thăm khám – điều trị kịp thời sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh lý và bình thường hóa các tình huống xã hội.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *