[Giải đáp]: Làm gì khi mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Rối loạn lưỡng cực là một dạng bệnh ý khá phức tạp và có tỷ lệ tử vong cao hơn cả bệnh trầm cảm. Vậy nên làm gì khi mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực? người thân xung quanh có thể làm gì để bảo vệ chính và hỗ trợ điều trị cho người bệnh? Cùng tìm hiểu lời giải đáp dưới đây nhé!
Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?
Rối loạn cảm xúc lưỡng lực (còn gọi là rối loạn cảm xúc hay rối loạn cảm xúc lưỡng cực), là căn bệnh gây ra những bất ổn trong tâm trí, hành vi, nhận thức của người bệnh. Những người mắc phải hội chứng này sẽ đều trải qua trạng thái hưng cảm và trầm cảm.
Người mắc chứng rối loạn cảm xúc sẽ không thể làm chủ được chính mình; các dòng trạng thái hưng cảm hay trầm cảm sẽ xuất hiện một cách xen kẽ, đột ngột. Cùng với đó, người bệnh cũng sẽ có đầy đủ các triệu chứng giống hệt với người mắc bệnh trầm cảm hay hưng cảm.
Thế nhưng, xét về đặc điểm bệnh lý thì việc đan xen các dòng trạng thái đối lập sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe tâm lý cũng như thể chất người bệnh.Ngoài ra, bệnh lý này có thể kéo dài dai dẳng nhưng cũng có khi chỉ bị rối loạn cảm xúc theo mùa. Vì thế người bệnh nên dược theo dõi thường xuyên để xác định đúng tình trạng bệnh lý.
Chứng rối loạn lưỡng cực có nguy hiểm không?
Xét về mức độ nguy hiểm, thì hiện nay tỷ lệ mắc bệnh cũng như tỷ lệ tử vong của hội chứng rối loạn cảm xúc cao hơn hẳn chứng trầm cảm.
Theo nhận định từ các chuyên gia y tế, chứng rối loạn lưỡng cực có mức độ ảnh hưởng tâm lý xã hội rất cao. Những người mắc phải căn bệnh này thường sẽ có tỷ lệ ly hôn cao gấp 2 – 3 lần so với dân số chung; hoặc người bệnh đã từng phải trải qua nhiều khó khăn về nghề nghiệp, xã hội và gia đình trong thời gian dài.
Những người mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực, nếu không được can thiệp trị liệu tâm lý kịp thời sẽ có thể trở thành mối nguy hiểm cho những người xung quanh.
Rối loạn lưỡng cực có thể điều trị dứt điểm được không?
Hội chứng rối loạn lưỡng cực có đặc điểm là rất hay tái phát và rất khó điều trị dứt điểm nếu không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Để tự đánh giá xem bản thân có bị tái phát bệnh hay không, người bệnh có thể dựa vào 1 trong 2 trường hợp sau:
-
- Thời gian ngắt quãng giữa các cơn phát bệnh trên 2 tháng; nếu dưới 2 tháng vẫn được xem như là một cơm duy nhất và không tính là bệnh tái phát.
- Người bệnh có hiện tưởng đảo pha (chuyển từ trầm cảo sang hưng cảm và ngược lại)
Nên làm gì khi mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực?
Không chỉ có riêng người mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, mà những người thân xung quanh họ cũng nên hiểu và biết mình cần phải làm gì. Nếu người bệnh được chăm sóc và hiểu rõ về tình trạng cơ thể của mình sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị bệnh lý này.
Dưới đây là một số những điều mà người bệnh cũng như người trực tiếp chăm sóc người bệnh cần thực hiện:
Nên hiểu những hành vi mà người bệnh đang làm là có liên quan đến bệnh lý
Người mắc chứng rối loạn cảm xúc thường sẽ có nhiều hành vi, lời nói bất thường gây khó chịu; thậm chí là gây hại cho bản thân hoặc những người xung quanh. Việc phân biệt đây là triệu chứng của bệnh – không phải hành vi cố tình sẽ giúp mọi người biết cách khắc phục chúng.
Niềm vui sướng quá độ của người bệnh có tính chất truyền cảm, nên những người thân xung quanh không nên liên kết cảm xúc với người bệnh. Song, để giúp đỡ người bệnh vượt qua căn bệnh này; người bệnh và người thân trực tiếp chăm sóc hãy cố gắng chia sẻ câu chuyện hay quá trình nào đó mà người bệnh đang phải trải qua.
Hỗ trợ điều trị rối loạn lưỡng cực
Hiện nay, việc điều trị rối loạn lưỡng cực thường sẽ được kết hợp giữa điều trị thuốc kết hợp tâm lý trị liệu. Vì vậy, trong thời gian điều trị chứng bệnh này, người nhà cũng như chính người bệnh hãy cố gắng kết nối với nhau và tạo tình yêu thương, quan tâm.
Nếu bản thân người bệnh không thể tự trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình một cách chính xác; người bệnh có thể viết giấy ủy quyền trao đổi với bác sĩ, người thân có thể thực hiện thay nhiệm vụ này. Vì thế, việc theo dõi tình trạng cũng như quan tâm đến câu chuyện đời sống của người thân yêu xung quanh là vô cùng cần thiết trong trường hợp này.
Trong việc điều trị rối loạn lưỡng cực, người bệnh thường sẽ có thói quen không hợp tác. Người nhà đóng vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích và giúp đỡ người bệnh tin tưởng vào liệu pháp điều trị.
Nếu trường hợp người bệnh trở nên rối loạn và khó kết hợp điều trị, gia đình có thể tìm đến bác sĩ trị liệu hoặc chuyên gia tâm thần học để hỗ trợ. Tuy nhiên, việc điều trị cũng không nên quá gò bó, hãy để bệnh nhận được điều trị khi họ thật sự sẵn sàng.
Tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị mà bác sĩ đưa ra
Với những người mắc chứng rối loạn cảm xúc khi rơi vào trạng thái hưng cảm, họ thường thích bỏ thuốc vì khi này tâm lý của họ khá dễ chịu. Người nhà nên tìm mọi cách để khuyến khích người bệnh uống thuốc như: tặng quà, làm theo điều họ yêu cầu;….
Tuy nhiên, người nhà cần phải thông báo khẩn cấp với bác sĩ nếu phát hiện tình trạng người bệnh không chịu uống thuốc để tìm cách xử lý.
Tìm đọc các thông tin cần thiết để lên kế hoạch phòng ngừa
Chứng rối loạn cảm xúc là bệnh lý khá phúc tạp và nhiều biến chứng bất ngờ. Vì vậy, người bệnh cũng như người thân trong nhà nên tìm hiểu thật rõ các thông tin cần thiết để khi cần có thể sử dụng ngay như: Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín; số điện thoại bác sĩ – cấp cứu;…. Người bệnh hiểu rõ về tình trạng cơ thể của mình nhất, vì thế hãy lên kế hoạch trước với người chăm sóc khi còn đang ở trạng thái bình thường.
Tránh xa những yếu tố gây ra chứng rối loạn lưỡng cực.
Không chỉ có người bệnh mà cả những người thân xung quanh họ cũng cần tránh xa các yếu tô có thể làm gia tăng bệnh lý như:
- Chất kích thích, chất gây nghiện
- Áp lực cuộc sống – công việc
- Những tình huống gây sang chấn tâm lý
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học
- Sống trong môi trường ô nhiễm
- Tiếp xúc với những hành động – những người thay phê phán, chửi mắng người khác.
Người bệnh không nên tiếp xúc với trẻ nhỏ, người tàn tật hay những người dễ bị tổn thương
Người mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực, khi phát bệnh thường rất khó kiểm soát được hành vi của mình. Vì thế, để đảm bảo an toàn hãy cách ly người bệnh ra khỏi trẻ nhỏ, người tàn tật, người già,…
Ngoài ra, người bệnh cũng nên trao đổi với người thân xung quanh để họ giúp mình giảm thiểu các thiệt hại xuất hiện khi phát bệnh. Cùng với đó, nếu người bệnh có dấu hiệu muốn làm hại bản thân hoặc người xung quanh nên nhập viện để điều trị khẩn cấp.
Trên đây là những giải đáp xoay quanh câu hỏi, “làm gì khi mắc chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực?”. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, đừng quên chia sẻ chúng đến với người thân xung quanh; để chúng ta đều có kiến thức bảo vệ chính mình và người thân xung quanh bạn nhé! Chúc bạn và những người thân yêu xung quanh luôn sống khỏe, tâm an!
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM
Đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng phương pháp trị liệu tâm trí, chữa lành tâm bệnh
Uy tín – Tận tâm – Trách nhiệm – Chuyên nghiệp
- Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
- Hotline: 096 589 8008
- Website: tamlytrilieunhc.com
- Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
Cảm ơn trung tâm tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã chia sẻ cách điều trị bệnh, rất hay và ý nghĩa.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã đánh giá tốt bài viết của trung tâm, chúc bạn thật nhiều sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống.