Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Theo thống kê, rối loạn cảm xúc là bệnh lý tâm thần phổ biến thứ hai hiện nay. Vấn đề này thường xuất hiện ở những người trẻ trong độ tuổi 20 – 30. Vậy rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Rối loạn cảm xúc là bệnh gì?

Rối loạn cảm xúc (rối loạn khí sắc) là một dạng rối loạn tâm thần hình thành khi não bộ thay đổi bất thường, dẫn đến những trạng thái cảm xúc không ổn định. Bệnh nhân rối loạn cảm xúc thường chuyển đổi tâm trạng từ trầm cảm sang hưng phấn và ngược lại một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Ước tính, khoảng 5% dân số thế giới đang mắc phải căn bệnh này. Các chuyên gia phân chia rối loạn cảm xúc thành hai loại chính:

  • Rối loạn hưng cảm là tình trạng dao động khí sắc bất thường từ trạng thái hưng phấn, kích thích sang trạng thái ức chế, trầm cảm. Những triệu chứng của rối loạn hưng cảm thường diễn ra theo chu kỳ. Các giai đoạn hưng cảm xuất hiện xen kẽ các giai đoạn ổn định, bình thường.
  • Rối loạn trầm cảm là dạng rối loạn khí sắc rất phổ biến. Đây là trạng thái rối loạn cảm xúc được đặc trưng bởi biểu hiện mệt mỏi, khí sắc trầm buồn, suy giảm năng lượng, mất đi hứng thú với thế giới xung quanh…

Cảm xúc (khí sắc) của mỗi chúng ta phụ thuộc vào hàng loạt nhân tố như: trải nghiệm trong quá khứ, lịch sử cá nhân, đời sống tinh thần, yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong…

Bình thường, cảm xúc sẽ dao động lên xuống nhưng vẫn nằm trong giới hạn ổn định về thời gian và mức độ. Tuy nhiên, khi cảm xúc vượt quá hai ngưỡng giới hạn trên – dưới thì bạn sẽ bị rối loạn cảm xúc. Tình trạng này có thể kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn cảm xúc

Tùy thuộc vào đặc điểm dạng rối loạn (hưng cảm hay trầm cảm) và tình trạng cụ thể của từng người bệnh, chứng bệnh này có thể biểu hiện rất khác nhau.

Rối loạn hưng cảm

Hoàn toàn đối lập với trầm cảm, dạng rối loạn cảm xúc này được đặc trưng bởi tình trạng dao động bất thường của các sắc thái cảm xúc từ phấn khích, hứng khởi, thích thú cao độ đến ức chế, chán nản, trầm uất. Các triệu chứng của hội chứng này đa dạng hơn so với rối loạn trầm cảm.

  • Khó tập trung chú ý, giảm thiểu nhu cầu ngủ nghỉ (dưới 3 tiếng/đêm)
  • Nói nhiều thái quá, không thể kiểm soát tốc độ, âm lượng, nội dung lung tung và thay đổi liên tục
  • Tự cao và ảo tưởng về chính mình (đánh giá bản thân quá cao)
  • Suy nghĩ nhanh nhạy với nhiều ý tưởng xuất hiện dồn dập trong tâm trí
  • Lập ra nhiều dự định, mục tiêu trong học tập và công việc
  • Tăng cường hoạt động tình dục
  • Thực hiện nhiều hành vi tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro cao như: vung tiền mua sắm, quan hệ tình dục bất thường, đầu tư tiền bạc thiếu thận trọng…
  • Trở nên hung hăng, manh động, thích châm chọc, đập phá, tìm cách gây bất hòa…
  • Đứng ngồi không yên
  • Ăn ít
  • Thân mật quá mức với người khác, không biết ngại ngùng, e thẹn khi hành động lỗ mãng…
  • Vẻ mặt đặc biệt biểu cảm
  • Nảy sinh nhiều ý tưởng điên rồ và hành động ngay lập tức mà không cân nhắc đến hậu quả

Giai đoạn đầu của rối loạn hưng cảm thường kéo dài tối thiểu 1 tuần. Sau đó, tình trạng này chuyển sang giai đoạn hỗn hợp với nhiều triệu chứng trầm cảm và hưng cảm diễn ra không quá 1 tuần (rối loạn lưỡng cực – trạng thái tâm thần thay đổi xen kẽ, thất thường giữa trầm cảm và hưng cảm, người bệnh có thể chán nản, ủ rũ một cách khó kiểm soát hoặc phấn khích quá mức và đột ngột).

Không chỉ dừng lại ở đó, bệnh nhân cũng có thể mắc chứng hưng cảm nhẹ (một dạng rối loạn cảm xúc có mức độ nhẹ hơn so với hội chứng hưng cảm và thường xảy ra trong vòng 4 – 7 ngày).

Rối loạn trầm cảm

Đúng như tên gọi, rối loạn trầm cảm được nhận biết bởi khí sắc trầm buồn cùng trạng thái ủ rũ, mất đi hứng thú với mọi thứ xung quanh. Nếu phát hiện 5 trong số những triệu chứng sau (trong đó ít nhất 1 – 2 triệu chứng kéo dài ít nhất 2 tuần), bạn cần đi thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Khí sắc u uất, trầm buồn
  • Khó chịu, táo bón, bồn chồn
  • Mất đi hứng thú vốn có với những sở thích, đam mê trước đây
  • Ngủ ít hoặc ngủ nhiều
  • Tăng cân đột ngột hoặc sút cân bất thường
  • Chậm chạp, dễ kích động
  • Tự ti, suy giảm lòng tự trọng
  • Khó chú ý, tập trung
  • Mệt mỏi thường xuyên, thiếu năng lượng
  • Cảm giác tội lỗi, vô dụng, bất lực

Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng không điển hình khác như: suy nghĩ tiêu cực, cảm giác tuyệt vọng, dễ khóc, nảy sinh ý định tự tử, cố gắng kết liễu cuộc đời…

Rối loạn trầm cảm
Rối loạn trầm cảm được nhận biết bởi khí sắc trầm buồn cùng trạng thái ủ rũ, mất đi hứng thú với mọi thứ xung quanh.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc

Thống kê cho thấy, khoảng 0,8 – 1,6% dân số thế giới mắc chứng rối loạn lưỡng cực và 5,8% trường hợp bị bệnh trầm cảm. Hiện nay, con số này đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Rối loạn cảm xúc nói chung và căn bệnh trầm cảm nói riêng trở thành một trong những vấn đề lớn mà cả nhân loại cần phải lưu tâm.

Tuy là bệnh lý thường gặp nhưng đến nay, cơ chế hình thành và nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc vẫn chưa thực sự được làm rõ. Nhiều ý kiến cho rằng, yếu tố sinh học đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của chứng bệnh này.

Di truyền

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người có người thân thế hệ I từng mắc bệnh có nguy cơ bị hưng cảm và trầm cảm lần lượt là 15 – 20% và 10 – 15%. Tuy đã xác định được vai trò của gen trong quá trình hình thành của bệnh rối loạn cảm xúc nhưng những phương thức di truyền vẫn chưa được khám phá cụ thể.

Theo một số nghiên cứu, chứng bệnh này có thể di truyền thông qua gen MAOA (một loại gen chịu trách nhiệm cho chức năng của monoamine oxidase – MAO) và gen vận chuyển hormon serotonin (5HTT).

Rối loạn nội tiết

Các hormon tuyến giáp và hormon cortisol từ trục tuyến thượng thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến rối loạn cảm xúc. Trên thực tế, tình trạng thay đổi cảm xúc bất thường rất phổ biến ở những bệnh nhân mắc rối loạn về nội tiết (suy giáp, cường cận giáp, hội chứng Cushing…).

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở người bệnh rối loạn cảm xúc, hoạt động vùng đồi (hypothalamus), tuyến thượng thận và tuyến yên đã bị rối loạn đáng kể. Điều này thúc đẩy quá trình giải phóng hormon căng thẳng cortisol. Do đó, tình trạng căng thẳng, lo âu quá mức là nhân tố tăng cường nguy cơ mắc bệnh tâm thần ở nhiều bệnh nhân.

Ngoài ra, sự thay đổi của hormon tuyến giáp cũng tạo nên nhiều biểu hiện lâm sàng của rối loạn cảm xúc. Người bệnh thường có lượng hormon tuyến giáp thấp hơn mức bình thường. Thế nhưng, nồng độ hormon vẫn nằm trong giới hạn cần thiết và đủ để đáp ứng các hoạt động sống thường ngày.

Rối loạn chất dẫn truyền thần kinh

Đa số bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc đều thay đổi hàm lượng các chất dẫn truyền thần kinh trung ương (ví dụ, serotonin, noradrenaline, dopamine…) trong dịch tủy, máu và nước tiểu. Sự thay đổi bất thường này được ghi nhận cụ thể trong cơ chế bệnh sinh của chứng rối loạn cảm xúc:

  • Serotonin: Nồng độ serotonin của bệnh nhân giảm sút đáng kể so với những người khỏe mạnh. Bên cạnh đó, những chất chuyển hóa của serotonin bên trong máu và dịch não tủy của họ cũng suy giảm rõ rệt.
  • Noradrenaline: Ở người bị rối loạn cảm xúc, hàm lượng noradrenaline thường ở mức thấp.
  • Dopamine: Dopamine có thể tạo ra cảm giác thích thú, hưng phấn và hạnh phúc. Đối với các bệnh nhân rối loạn cảm xúc, nồng độ dopamine tăng lên khi rối loạn hưng cảm và giảm đi khi rối loạn trầm cảm.

Mối quan hệ với gia đình và xã hội

Đây là một trong những yếu tố cộng hưởng không thể thiếu với tác nhân sinh học trong quá trình hình thành bệnh lý. Rủi ro bị bệnh tăng lên đáng kể nếu chúng ta sống trong gia đình không hạnh phúc, thường xuyên mâu thuẫn, hay bị lạm dụng – ngược đãi, thiếu thốn nghèo túng hoặc mồ côi cha mẹ khi chưa tròn 15 tuổi.

Thêm vào đó, nguy cơ mắc rối loạn cảm xúc cũng tăng lên 6 lần nếu một người nào đó phải trải qua những sự kiện đau đớn, từng chịu tổn thương tinh thần nghiêm trọng hoặc bị chấn thương tâm lý lúc nhỏ. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang xem xét những tác nhân liên quan như:

  • Đặc trưng tính cách (những người hướng nội, sống tự lập và hay căng thẳng… dễ bị trầm cảm trong khi các bệnh nhân hưng cảm thường có tính cách bình thường)
  • Đặc điểm nhận thức (những người bị bệnh tâm lý thường nhận thức lệch lạc về bản thân và cuộc sống, tự ti hoặc tự cao thái quá)
  • Tình trạng miễn dịch thần kinh (sự tăng cường số lượng bạch cầu, kháng thể cùng các chất gây viêm trong hệ thần kinh trung ương)
  • Sự ảnh hưởng của một số căn bệnh nguy hiểm như: u não, nhồi máu cơ tim, ung thư, bệnh truyền nhiễm…

Chứng rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không?

Các dạng bệnh tâm thần nói chung và rối loạn cảm xúc nói riêng thường đi kèm nhiều triệu chứng mang tính chu kỳ với triệu chứng tăng dần về tần suất và mức độ, nhất là khi kết hợp với tác nhân tiền sử gia đình, rối loạn lo âu, lạm dụng chất gây nghiện, sử dụng thuốc chống trầm cảm sai cách…

Chứng rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không?
Chứng rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không?

Những bệnh nhân rối loạn hưng cảm có xu hướng tiêu tiền phung phí, ăn mặc sặc sỡ, quan hệ tình dục không an toàn, có thể làm được mọi việc (kể cả hành vi bất hợp pháp và gây nguy hiểm), thậm chí gặp ảo giác, hoang tưởng.

Ngược lại, khi bị rối loạn trầm cảm, người bệnh sẽ ủ rũ, thiếu sức sống, chậm chạp, mệt mỏi, dễ khóc, mất hết hứng thú với thế giới xung quanh, kém tập trung, cảm thấy tội lỗi, bất lực, vô vọng trong một khoảng thời gian dài, không thể tập trung và thường xuyên nghĩ đến cái chết.

Nếu không thăm khám và chữa bệnh kịp thời, rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến một số biến chứng khó lường, bao gồm:

  • Suy giảm sức khỏe tổng thể

Một thống kê cho thấy, rối loạn cảm xúc (đặc biệt là hội chứng trầm cảm) thường xuất hiện song hành với nhiều bệnh lý mạn tính (trong khoảng 20% trường hợp), chủ yếu là bệnh tiểu đường, ung thư và nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh đó, rối loạn cảm xúc cũng tác động tiêu cực đến chức năng của mọi bộ phận/cơ quan của cơ thể, đồng thời tăng cường nguy cơ tử vong. Tỷ lệ tử vong của những người bị rối loạn cảm xúc đi kèm các căn bệnh trên cao gấp 4 lần bình thường.

  • Ảnh hưởng lớn tới kinh tế – xã hội

Các trạng thái khí sắc quá khích (thích thú, hưng phấn, buồn bã…) có thể kéo giảm năng suất lao động và kết quả học tập của bệnh nhân. Kết quả là chất lượng đời sống tinh thần của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số người buộc phải trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

  • Tự tử

Đây là một trong những ý nghĩ dai dẳng, thường trực trong tâm trí người bệnh rối loạn cảm xúc ở mức độ nặng. Từ sự thôi thúc mạnh mẽ của ý tưởng này, họ sẽ tìm cách tự hủy hoại bản thân hoặc cố gắng tự sát. Tại nước ta, tỷ lệ tự tử ở những bệnh nhân trầm cảm là khoảng 23,2%.

Bệnh rối loạn cảm xúc có chữa được không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, căn bệnh này có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị từ sớm. Thế nhưng, chúng ta không thể được chữa khỏi hoàn toàn chứng rối loạn cảm xúc thể nặng bởi có quá nhiều yếu tố phức tạp (nhất là rối loạn về gen) cộng hưởng với nhau để gây ra bệnh lý.

Hơn nữa, môi trường sống cũng tác động liên tục và đáng kể đến tâm lý bệnh nhân, đồng thời kích thích các triệu chứng khởi phát hoặc trở nên tồi tệ theo thời gian.

Tuy nhiên, có một tin vui là nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, những triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm và biến mất sau khoảng vài năm.

Các loại thuốc hướng tâm thần và trị liệu tâm lý có thể giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của tình trạng này. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc phối hợp hợp lý nhiều phác đồ chữa bệnh khác nhau sẽ mang đến kết quả khả quan.

Thế nhưng, đa số bệnh nhân cần thay đổi loại thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng nhiều lần cho đến khi tìm thấy giải pháp an toàn, hiệu quả nhất. Điều này tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của và thường khiến người bệnh nản lòng, từ bỏ giữa chừng.

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc thường được chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng dựa trên những tiêu chí trong bảng đánh giá DSM IV và ICD-10.

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ chẩn đoán phân biệt chứng bệnh này với các dạng rối loạn tâm thần khác liên quan đến ảnh hưởng của bệnh lý nội khoa hoặc bắt nguồn từ tác dụng không mong muốn của thuốc. Các bước chẩn đoán rối loạn cảm xúc bao gồm: khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm sàng lọc và đánh giá tâm thần.

Ngày nay, những kiến thức của chúng ta về căn bệnh này vẫn còn tồn tại nhiều mặt chế. Vì vậy, quá trình điều trị vướng phải khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, về cơ bản, y học hiện đại đã có thể quản lý bệnh tốt, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh và hạn chế gánh nặng lên gia đình, xã hội.

Để chữa khỏi rối loạn cảm xúc, độc giả có thể sử dụng thuốc Tây, trị liệu tâm lý, áp dụng liệu pháp sốc điện và kết hợp thay đổi lối sống.

Điều trị nội khoa

Thuốc Tây thường được chỉ định cho giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Căn cứ vào tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa:

Thuốc điều trị rối loạn hưng cảm

  • Thuốc an thần chống loạn thần yên dịu (levomepromazin, tercian, thioridazine…) có tác dụng điều hòa trạng thái cảm xúc và hạn chế phản ứng quá khích.
  • Thuốc chống loạn thần mạnh (haloperidol) giúp cải thiện tình trạng ảo giác, hoang tưởng.
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc (valproate, lithium, carbamazepin…).

Đa số trường hợp rối loạn cảm xúc đều cần điều trị dự phòng bằng một loại thuốc ổn định cảm xúc, chẳng hạn lithium, carbamazepine, valproate… Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc sử dụng thuốc Tây có thể ngăn ngừa hiện tượng tái phát hưng cảm, trầm cảm ở 80% người bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn cảm xúc
Đa số trường hợp rối loạn cảm xúc đều cần điều trị dự phòng bằng một loại thuốc ổn định cảm xúc, chẳng hạn lithium, carbamazepine, valproate…

Thuốc điều trị rối loạn trầm cảm

  • Survector (với liều lượng 100 – 250mg/ngày) có thể chữa rối loạn trầm cảm, trong đó trạng thái ức chế chiếm ưu thế.
  • Các loại thuốc ức chế men chuyển IMAO (fluoxetin với liều lượng 20 – 60mg/ngày hoặc tianeptine 12,5 – 37,5mg/ngày) được cân nhắc nếu trạng thái lo âu chiếm ưu thế.
  • Amitriptyline (với liều lượng 50 – 150mg/ngày) giúp xoa dịu tinh thần khi bệnh nhân bị kích thích, trầm cảm, lo âu.
  • Lithium và các loại thuốc an thần kinh (quetiapine, risperidone, olanzapine…) phù hợp với những người bệnh mắc chứng rối loạn trầm cảm đi kèm biểu hiện loạn khí sắc.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, những loại thuốc chữa trị rối loạn trầm cảm trên cần được bổ sung liên tục trong vòng 4 – 6 tháng hoặc 6 – 12 tháng (trong trường hợp bệnh nặng).

Trị liệu tâm lý

Tâm lý trị liệu là giải pháp trò chuyện giữa chuyên gia tâm lý/nhà trị liệu với thân chủ để tháo gỡ những vấn đề trong tiềm thức của con người, điều chỉnh suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, từ đó cải thiện sức khỏe tâm trí, tinh thần.

rối loạn cảm xúc

Tâm lý trị liệu là một giải pháp hiệu quả cho các chứng bệnh liên quan đến tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất ngủ, bất hòa mối quan hệ… được ưa chuộng sử dụng ở các quốc gia tiên tiến như Anh, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan…

Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp này là không dùng thuốc, sức khỏe của khách hàng sẽ được cải thiện một cách tự nhiên và triệt để mà không có bất cứ một tác dụng phụ nào.

Phương pháp tâm lý trị liệu đặt biệt thích hợp với người mắc chứng rối loạn cảm xúc. Các chuyên gia tâm lý trị liệu sẽ giúp thân chủ nhận thức rõ những suy nghĩ, định nghĩa, tư duy sai lệch gây nên trạng thái cảm xúc “thái quá” ở hiện tại. Đồng thời, hướng dẫn khách hàng điều chỉnh lại hệ tư duy, lối suy nghĩ phù hợp với hoàn cảnh, thực tế cuộc sống, biết cách điều hòa cảm xúc, ổn định tâm trí và cảm thấy bình an thật sự từ bên trong.

Ngoài ra, quá trình trị liệu tâm lý còn giúp khách hàng có những kỹ năng sống tốt hơn, biết yêu thương bản thân và những người thân của mình.

Thông qua các cuộc trò chuyện, các chuyên gia tâm lý sẽ giúp thân chủ tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ sâu xa gây ra tình trạng rối loạn cảm xúc và đưa ra liệu trình trị liệu tâm lý. Trên thực tế, có rất nhiều liệu pháp trị liệu tâm lý khác nhau như liệu pháp nhận thức – hành vi, liệu pháp gia đình, liệu pháp tương tác cá nhân và hài hòa xã hội, liệu pháp giáo dục tâm lý. Tùy thuộc vào tình trạng tâm lý hiện tại của khách hàng, các chuyên gia sẽ cân nhắc sử dụng một hoặc một vài liệu pháp phù hợp.

Để có được hiệu quả tối ưu, khách hàng nên chọn lựa đơn vị, tổ chức, cá nhân trị liệu tâm lý uy tín và tận tâm. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đi đầu và tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm lý chữa lành tâm bệnh, chăm sóc sức khỏe tâm trí cho người Việt trên quy mô lớn, bài bản và chuyên nghiệp.

Bà Bùi Thị Hải Yến, Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam nhận giải thưởng “Top 20 thương hiệu nổi tiếng hàng đầu năm 2020”.

Không chỉ sở hữu đội ngũ chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản từ các Hiệp hội: NLP Hoa Kỳ, Hypnotherapy Hoa Kỳ, Time Line Therapy, Trung tâm NHC Việt Nam còn được đánh giá là một đơn vị trị liệu tâm lý uy tín với những cam kết cụ thể gắn liền với lợi ích của khách hàng:

  • Cam kết bảo mật thông tin khách hàng.
  • Cam kết rõ ràng về hiệu quả sau trị liệu với từng vấn đề tâm lý, tình trạng sức khỏe của khách hàng.
  • Cam kết hoàn tiền 100% khi không đem lại hiệu quả cho khách hàng.
  • Cam kết không sử dụng thuốc, không can thiệp cơ thể của khách hàng.
  • Đồng hành cùng khách hàng sau thời gian trị liệu.

Trước khi bước vào liệu trình trị liệu tâm lý, các chuyên gia tâm lý sẽ tham vấn đề xác định rõ tình trạng tâm lý mà khách hàng đang gặp phải và đưa ra liệu trình trị liệu cụ thể cho từng cá nhân.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình trị liệu tâm lý dành cho chứng rối loạn cảm xúc hoặc đặt lịch hẹn tham vấn cùng chuyên gia, mời bạn liên hệ hotline: 096 589 8008 hoặc để lại tin nhắn tại đây.

TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 37 Thâm Tâm, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
  • Fanpage: facebook.com/tamlytrilieuNHC

Áp dụng liệu pháp sốc điện

Sốc điện (ECT) là thủ thuật điều trị dành cho những bệnh nhân bị hưng cảm hoặc trầm cảm thể nặng. Lúc này, người bệnh được gây mê toàn thân. Sau đó, một dòng điện nhỏ sẽ truyền qua não bộ để hình thành những cơn co giật ngắn trong phạm vi kiểm soát. Mục đích của phương pháp này là tạo nên một số thay đổi của các chất hóa học bên trong não bộ, từ đó cải thiện triệu chứng rối loạn cảm xúc cùng nhiều vấn đề tâm thần khác.

Cách làm này chỉ được áp dụng khi người bệnh không thể đáp ứng tốt với thuốc Tây. Theo kết quả thống kê lâm sàng, liệu pháp sốc điện có thể tác động nhanh chóng, hiệu quả và khắc phục nhiều biểu hiện bệnh lý. Căn cứ vào mức độ rối loạn, độc giả sẽ cần tham gia khoảng 6 – 10 buổi sốc điện.

Tuy mang đến kết quả khả quan nhưng liệu pháp điều trị này vẫn ẩn chứa một số rủi ro, bao gồm chứng mất trí nhớ tạm thời. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân không thể đáp ứng với kỹ thuật sốc điện. Do đó, độc giả và bác sĩ chuyên khoa cần trao đổi kỹ lưỡng trước khi quyết định tiến hành.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Ngoài các phương pháp chữa bệnh trên, người đọc có thể hỗ trợ quản lý triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, khoa học.

  • Phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh lao động quá sức và chủ động phòng ngừa căng thẳng, mệt mỏi
  • Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, tăng cường bổ sung trái cây và rau xanh
  • Thường xuyên tập luyện thể dục (thiền định, tập yoga, đi bộ, bơi lội…), ngâm mình trong nước ấm, nghe nhạc thư giãn, sử dụng liệu pháp mùi hương… để điều hòa tâm trạng và tạo nên cảm xúc tích cực, lạc quan
  • Thăm khám chuyên khoa ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường về sức khỏe tinh thần

Bài viết đã giải đáp cặn kẽ câu hỏi “Rối loạn cảm xúc có nguy hiểm không? Có chữa được không?” Nhìn chung, đây là dạng rối loạn tâm thần phổ biến. Vấn đề này không chỉ tác động tiêu cực đến cảm xúc, tâm lý mà còn làm sa sút thể chất và kéo giảm chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đều có thể cải thiện bệnh tình nếu tích cực điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận (41)

  1. Nguyễn Hoa says: Trả lời

    chào Chuyên gia, dạo gần đây em nhận thấy mình có thay đổi rõ rệt về cảm xúc. Nhiều khi đang vui vẻ, bình thường tự dưng cảm xúc như tụt xuống đáy, buồn chán, lo âu, khóc lóc, tự nhốt mình trong phòng, nhiều khi còn nghĩ đến cái chết mà không hiểu sao mình như vậy. Khoảng 1 tháng trở lại đây em thấy vấn đề này thay đổi rõ rệt và khoảng thời gian buồn chán, lo âu kéo dài hơn bình thường rất nhiều, như vậy là em bị làm sao ạ, có phải bị rối loạn cảm xúc không, mong chuyên gia tư vấn giúp

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện của mình với Trung tâm. Sự thay đổi thất thường trong cảm xúc thể hiện tâm lý của bạn đang mất cân bằng, có sự tổn thương. Để có kết luận chính xác hơn về tình trạng này, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại tên và số điện thoại, các Chuyên gia sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn nhé.

  2. Hiểu Minh says: Trả lời

    Cháu tôi năm nay 14 tuổi, thấy mẹ cháu bảo cháu suốt ngày cháu chơi game, không học hành gì, khuyên bảo cháu cháu cáu gắt, la hét, thậm chí còn đậm đồ đạc. Như vậy là cháu tôi bị làm sao vậy? Mong được Trung tâm tư vấn

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, những hành động la hét, cáu gắt, đập đồ mà cháu bạn thể hiện ra bên ngoài có thể xuất phát từ việc bất ổn trong tâm lý. Những bất ổn này cũng có thể một phần nào đó là do chơi điện tử quá nhiều gây ra. Trước tiên, gia đình cần cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ cũng như mức độ/ tình trạng tâm lý hiện tại của cháu để có phương pháp trị liệu hợp lý. Phương pháp tâm lý trị liệu mà Trung tâm đang thực hiện đã giúp nhiều trẻ vị thành niên gặp rắc rối tâm lý do nghiện game trở về cuộc sống bình thường. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại tên và số điện thoại, các Chuyên gia sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    2. Nắng Mùa Thu says: Trả lời

      Con em cũng vậy, suốt ngày chơi điện tử mà giờ em không biết làm cách nào để ngăn cản cháu cả. Thu điện thoại thì cháu phá phách đồ đạc, gào thét ầm ĩ. Cho em xin lời khuyên ạ

      1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

        Chào bạn. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  3. Phù Thủy says: Trả lời

    Cháu năm nay 15 tuổi nhưng lúc nào cháu cũng buồn, mệt mỏi và cảm thấy chán ghét mọi thứ, cháu sợ giao tiếp với mọi người, kể cả bố mẹ. Chuyên gia cho cháu lời khuyên làm cách nào để cháu vui lên với ạ.

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn nên chia sẻ tình trạng của mình với gia đình để gia đình liên hệ với Trung tâm qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại thông tin tại đây https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  4. Như Quỳnh Lê says: Trả lời

    Đã ai trị liệu rối loạn cảm xúc ở đây chưa ạ, có hiệu quả không, tôi dùng thuốc nhiều tháng rồi nhưng vẫn không ổn

    1. Nguyễn Trần Tiến says: Trả lời

      Bạn tham khảo bài viết này nhé https://www.tapchiyhoccotruyen.com/trung-tam-nhc-tri-roi-loan-cam-xuc.html

    2. Chi Nguyen says: Trả lời

      Tôi đang trị liệu ở NHC được gần 2 tháng. Lúc đầu tiến triển trậm, tôi cũng lo lắng, đắn đo lắm, có lúc còn nghĩ dừng lại, nhưng sau khoảng 1 tháng, mọi thứ tiến triển nhanh hơn. Hiện tại tôi đã cân bằng được cảm xúc, cảm thấy bình an và dễ chịu hơn rất nhiều, tôi cugnx học được rất nhiều kỹ năng để điều chỉnh bản thân, không để những thứ bên ngoài ảnh hưởng đến mình. Tôi bắt đầu hiểu thế nào là yêu thương bản thân và người thân đúng cách, chính vì thế mối quan hệ của tôi với những người thân trong gia đình đang ổn hơn trước rất nhiều, tôi cũng học được cách suy nghĩ tích cực trong những hoàn cảnh khó khăn. Mặc dù tôi vẫn đang còn trị liệu, chưa khỏi hoàn toàn nhưng tôi thấy trung tâm NHC và chuyên gia rất nhiệt tình và tận tâm. Bạn cứ đặt lịch tham vấn với chuyên gia rồi ra quyết định nhé

      1. Như Quỳnh Lê says: Trả lời

        Cảm ơn bạn đã chia sẻ, tôi đã đặt lịch hẹn cho người nhà rồi

  5. Nhung Nguyen says: Trả lời

    Chào Chuyên gia, em đọc bài viết thấy hình như mình cũng bị rối loạn cảm xúc hưng cảm. Cho em hỏi một liệu trình bên mình là bao lâu và khoảng bao nhiêu tiền ạ? Em cảm ơn!

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm có nhiều liệu trình trị liệu tùy vào tình trạng tâm lý của khách hàng. Để tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen, Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

  6. Linh Khánh says: Trả lời

    tôi được biết trung tâm có cơ sở ở sài gòn, dịch bệnh thế này, trung tâm có chương trình trị liệu online không ạ? tôi ở đồng nai ạ

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm đang có chương trình tham vấn và trị liệu online hỗ trợ khách hàng trong vùng dịch bạn nhé. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen. Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  7. Hải An says: Trả lời

    năm nay tôi 30 tuổi, bị rối loạn cảm xúc cách đây 3 năm nay rồi, không làm chủ được bản thân, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, mất hết năng lượng. Tôi đã đi khám và uống thuốc mệt quá nên bỏ ngang. Giờ tôi phải làm như thế nào để trở lại bình thường được, mong các chuyên gia tư vấn giúp

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, phương pháp Tâm lý trị liệu mà Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đã giúp nhiều khách hàng trở lại cuộc sống bình thường và có cuộc sống bình an, hạnh phúc thật sự từ trong tâm trí mà không cần sử dụng bất cứ một loại thuốc nào. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  8. Thuý Nguyệt says: Trả lời

    Tôi xin chân thành Cảm ơn và Biết ơn toàn thể Trung tâm NHC đã giúp tôi vượt qua được chứng rối loạn cảm xúc. Tôi là Ngọc năm nay 28 tuổi, trước khi đến với Trung tâm tôi đã rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý rất nặng, mỗi lần gặp chuyện không vui, tôi thường ở trong phòng một mình, đập phá đồ đạc, khóc lóc, kêu gào, buồn bã, nằm trên giường nghĩ ngợi đủ chuyện linh tinh. Những lúc đó, nếu ai hỏi han gì tôi, tôi sẽ mắng chửi và đập phá đồ. Trước khi đi trị liệu tâm lý khoảng 1 năm, những lúc như thế xảy ra với tôi thường xuyên hơn. Đồng nghiệp, bạn bè, người thân dường như xa lánh tôi nhiều hơn. Trước đó tôi đã sử dụng thực phẩm cn hỗ trợ giảm stress trong thời gian dài mà không hiệu quả. Khi biết đến NHC, tôi đã quyết định trải nghiệm của phương pháp của Trung tâm NHC sau khi được tham vấn. Thật lòng thì ban đầu tôi cũng không tin lắm đâu, làm gì có phương pháp nào không sử dụng thuốc mà hiệu quả được. Nhưng có bệnh thì vái tứ phương, tôi đã thử và kết quả khiến tôi cũng rất bất ngờ. Bây giờ tôi đã gần như hòa nhập lại với cuộc sống, không còn mắng con, quát tháo hay đập phá đồ đạc nữa. Tôi đã thực sự kiềm chế được cảm xúc của mình, đồng nghiệp và cấp dưới giờ đã nói chuyện thân thiện với tôi nhiều hơn, và mọi người còn hỏi tôi sao dạo này lại khác thế. Để thay đổi được tôi cũng đã mất khá nhiều thời gian, ban đầu cũng chưa thấy hiệu quả rõ rệt nhưng sau 1/2 liệu trình tôi đã cảm nhận được mọi thứ xung quanh cuộc sống của tôi bắt đầu tươi mới trở lại, tôi tích cực hơn và gia đình tôi cũng nhận ra điều đó. Tôi chia sẻ điều này để gửi tới những người đang gặp phải trường hợp giống như tôi hãy cho chính bản thân mình một cơ hội trị liệu tâm lý để có thể giúp mình vượt qua chứng rối loạn cảm xúc đáng sợ này. Tôi biết ơn NHC và chuyên gia Hải Yến đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong quá trình trị liệu của tôi. Chúc Trung tâm ngày càng phát triển và giúp đỡ được nhiều khách hàng hơn nữa!

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chúc mừng bạn Nam đã vượt qua chứng Rối loạn cảm xúc và lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Nếu bạn cần hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, đừng gần ngại chia sẻ vấn đề với chúng tôi nhé.

    2. Thu Hoài says: Trả lời

      Khỏi hẳn à bạn, chồng tôi cũng đang gặp trường hợp tương tự như vậy. Tôi sẽ chia sẻ câu chuyện của bạn với anh ấy để thuyết phục anh ấy đi trị liệu tâm lý. Mong là có kết quả được như bạn. Cảm ơn bạn!

      1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

        Chào bạn. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

  9. Linh Mai says: Trả lời

    Tôi có thể được biết phương pháp Trung tâm đang sử dụng là gì không?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực trị liệu tâm trí. Trung tâm đang áp dụng các phương pháp khoa học về tâm lý trị liệu, kết hợp giữa quy trình và bộ câu hỏi thông qua cách thức giao tiếp giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ và chữa lành tâm bệnh một cách hiệu quả và an toàn. Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng thuốc hay can thiệp vào cơ thể bạn nhé. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen, Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  10. Hòa Nguyễn says: Trả lời

    chào trung tâm, em năm nay 21 tuổi, khoảng 2 tháng gần đây, tôi phát hiện ra mình có những biểu hiện bất thường về mặt cảm xúc, lúc thì rất hưng phấn, vui vẻ quá mức, suy nghĩ như đang trên mây, chỉ muốn nhảy và la hét thật lớn với mọi người. Lúc thì chỉ muốn 1 mình và không muốn tiếp xúc với ai, nhiều khi còn nghĩ đến việc không muốn sống. Những lúc như vậy dù nhận ra cảm xúc, hành vi của mình có vấn đề nhưng tôi không thể nào kiểm soát được bản thân.Tôi có tìm hiểu trêm mạng về các triệu chứng thì có thấy giống giống với bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tôi không biết phải làm sao để mình binh thường trở lại, mong trung tâm tư vấn

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn tại não bộ gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế ( trầm cảm). Bệnh có tính chất chu kỳ xen kẽ giữa hưng phấn và ức chế. Để xác định chính xác tình trạng tâm lý cũng như được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  11. Hân Gia Nguyễn says: Trả lời

    Đã ai khỏi rối loạn cảm xúc chưa ạ, tôi muốn hỏi phương pháp nào hiệu quả nhất, thuốc hay trị liệu tâm lý, phương pháp sốc điện nghe có vẻ sợ sợ

    1. Do Quang says: Trả lời

      Tôi đã dùng cả 2 phương pháp, thuốc và tâm lý trị liệu. Thuốc dùng gần 1 năm liền, người mệt mỏi mà không tiến triển gì mấy, tính ra chi phí đi lại, khám chữa định kỳ, mua thuốc cũng không ít. Sau đó tôi được giới thiệu qua NHC trị liệu tâm lý, lúc đầu cũng hoang mang lắm vì phí trị liệu cũng không ít mà chưa hiểu phương pháp này lắm vì nó còn mới lạ. Nhưng sau quyết định đi tham vấn với chuyên gia (kiểu như đi khám với bác sĩ ấy các bác), tôi hiểu hơn về phương pháp này và quyết định trị liệu. Thời gian trị liệu của tôi là 3 tháng, những buổi đầu không thấy thuyên giảm gì, nhiều khi còn thấy mất kiểm soát cảm xúc hơn nhưng sau hơn 1 tháng tôi bắt đầu nhận ra sự khác biệt, sau 2 tháng tôi cảm tưởng như mình khỏi rồi ấy, định nghỉ trị liệu nhưng các chuyên gia bảo cần phải làm đúng, đủ liệu trình để tránh tái phát nên tôi đã theo đến hết thời gian trị liệu. Nói chung, tôi thấy dịch vụ ở NHC rất uy tín và tận tâm, phương pháp này tuy mới nhưng rất đáng thử

      1. My My says: Trả lời

        Cảm ơn đã chia sẻ, tôi cũng đang phân vân không biết nên sử dụng phương pháp nào

  12. Hoàng Hải says: Trả lời

    Xin chào chuyên gia, tôi năm nay 40 tuổi, tôi muốn chuyên gia tư vấn giúp tôi về tình trạng cảm xúc của tôi. Cứ vào thời gian mùa hè hàng năm là tôi gặp vấn đề về cảm xúc, tôi luôn bị mất tinh thần, không muốn làm gì và luôn tự ti, chỉ muốn 1 mình 1 nơi không muốn nói chuyện với ai, sức khỏe thì yếu đi,… tình trạng này đã diễn ra hơn 5 năm nay, lúc đầu chỉ khoảng 1,2 tuần là bình thường, sau tăng dần lên 2,3 tháng mới hết. Rất mong chuyên gia tư vấn giúp tôi

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng rối loạn cảm xúc. Muốn dứt điểm tình trạng này, mình cần tìm ra được nguyên nhân gốc rễ và chữa lành tận gốc vấn đề đó. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn bình an và sức khỏe!

  13. Hạnh Xuxu says: Trả lời

    Em đang mang thai 12 tuần nhưng bị nhà bạn trai phản đối không cho cưới. Từ lúc đấy em gặp phải vấn đề rất nghiêm trọng, cứ đến tối là em bị buồn rầu, khóc lóc, suy nghĩ rất nhiều, còn nghĩ đến tự tử nữa. Em cũng chán ăn, ngại giao tiếp với người ngoài. Em có đi khám ở bệnh viện 103 nhưng không phát hiện ra bệnh, Sau đó em có đi khoa tâm thần của bệnh viện bạch mai và được chuẩn đoán là rối loạn cảm xúc. Bác sĩ có kê thuốc và bảo đang mang thai uống được nhưng em rất sợ. Em tìm hiểu thấy phương pháp của trung tâm là không sử dụng thuốc, rất mong trung tâm tư vấn giúp em

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, Phương pháp tâm lý trị liệu mà Trung tâm NHC Việt Nam đang áp dụng hoàn toàn không sử dụng thuốc, không can thiệp vào cơ thể, rất phù hợp với người mang thai hay cho con bú, trẻ em. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày tốt lành!

  14. Huy Hoàng Phan says: Trả lời

    Tôi thấy nhiều nơi chia sẻ các bài tập thể dục để điều trị rối loạn cảm xúc. Trung tâm cho tôi hỏi là như vậy có hiệu quả thật không?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, các bài tập thể dục có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe và tích cực hơn. Tuy nhiên Rối loạn cảm xúc là một chứng bệnh về tâm lý và tập thể dục chỉ hỗ trợ được bạn một phần nào đó, chứ không thể giúp bạn thoát khỏi Rối loạn cảm xúc một cách triệt để. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

  15. Mai Hoàng says: Trả lời

    Chị gái tôi đi khám và được chuẩn đoán là rối loạn hành vi cảm xúc, nhưng lại cứ nghĩ là mình bị vong nhập vào người. Hiện tại đang điều trị bằng thuốc tây 8 tháng rồi. Tôi có thể làm gì để giúp chị gái mình khỏi bệnh thưa Chuyên gia?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, hiện nay phương pháp tâm lý trị liệu đang được các nước tiên tiến áp dụng cho các chứng bệnh tâm lý rất hiệu quả, đặc biệt là rối loạn cảm xúc. Tâm lý trị liệu giúp cho người bị rối loạn tâm lý nhận ra vấn đề của mình và có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, thấu hiểu chính mình. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: (024) 2216 8008 | 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

  16. Hương Linh says: Trả lời

    Bên Trung tâm có làm bài test không, tôi muốn hỏi cho con trai, tôi thấy cháu có vấn đề về cảm xúc, lúc buồn lúc vui lẫn lộn, bảo cháu đi khám bệnh thì không chịu, bảo con bình thường, ko sao

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, bạn có thể hẹn gặp chuyên gia để đưa cháu qua trò chuyện với chuyên gia. Sau khi tham vấn, chuyên gia sẽ cho phụ huynh biết về tâm lý cháu có vấn đề không, nếu có thì nó đang ở mức độ nào. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

  17. Mạnh Linh says: Trả lời

    Trị liệu này là có 1 Chuyên gia duy nhất đồng hành à? Hay là thay đổi theo ca trực của Chuyên gia vậy?

    1. Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn, trong suốt quá trình trị liệu tâm lý, một khách hàng sẽ được đồng hành cùng một chuyên gia bạn nhé. Để được hỗ trợ tốt nhất, bạn vui lòng liên hệ với Trung tâm qua hotline: 096 589 8008 hoặc để lại THÔNG TIN tại link: https://tamlytrilieunhc.com/dat-lich-hen Trung tâm sẽ sớm liên hệ và hỗ trợ thông tin cho bạn. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *