Rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?
Rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc không chỉ xuất hiện ở những đối tượng thường xuyên lạm dụng các chất kích thích mà còn có thể gặp phải ở những người trẻ tuổi hoặc các đối tượng người già. Tình trạng này gây ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bản thân và cả những người xung quanh.
Sơ lược về rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là một căn bệnh tâm thần với các diễn biến vô cùng phức tạp về tâm lý con người. Người bệnh sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát tâm trạng, cảm xúc của chính mình. Từ đó có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực về suy nghĩ, hành vi, làm suy giảm khả năng học tập, làm việc. Những người mắc phải căn bệnh này thường sẽ tồn tại đồng thời hai cảm xúc hoàn toàn đối nghịch nhau đó chính là trầm cảm và hưng cảm. Chúng có thể xuất hiện xen kẽ nhau theo một chu kì nhất định làm đảo lộn cuộc sống của bệnh nhân.
Rối loạn hành vi là một hiện tượng thay đổi bất thường về những cảm xúc, hành vi của bản thân. Tình trạng này thường xuất hiện sớm và dễ gặp ở những trẻ nhỏ, các đối tượng tuổi vị thành niên. Những người mắc bệnh thường sẽ không thể tự kiểm soát được hành vi tiêu cực của bản thân và cảm thấy khó khăn khi cố gắng làm theo các chuẩn mực của xã hội.
Rối loạn cảm xúc và rối loạn hành vi là hai căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp người bệnh mắc bệnh rối loạn cảm xúc sẽ có xuất hiện những triệu chứng về rối loạn hành vi và ngược lại, đây được gọi là chứng rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc.
Các biểu hiện của người mắc chứng rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc
Người mắc bệnh rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc thường sẽ không thể kiểm soát được các lời nói, suy nghĩ, cử chỉ của bản thân. Những đối tượng này sẽ có cả biểu hiện của rối loạn hành vi và rối loạn cảm xúc.
Các triệu chứng rối loạn hành vi:
- Thường xuyên cáu gắt, giận dữ và hung hăng với những người xung quanh. Có hành vi đập phá đồ đạc, độc ác với thú cưng.
- Lạm dụng nhiều bia rượu, hút thuốc, thực hiện những hành vi gây tổn hại đến bản thân và cả những người xung quanh.
- Những đối tượng bệnh thường có những hành động tiêu cực, trái ngược với những quy tắc, chuẩn mực của xã hội.
- Nói dối, ăn cắp, hay đánh nhau, gây gổ, tranh chấp với những người xung quanh.
- Không thể hòa nhập với xã hội, khó có thể trò chuyện, giao tiếp với mọi người.
Các triệu chứng rối loạn cảm xúc:
- Bệnh nhân luôn cảm thấy chán nản , tuyệt vọng, bi quan và tiêu cực
- Cảm giác bản thân không làm được việc gì có ích, vô dụng.
- Suy nhược cơ thể trầm trọng
- Khó có thể tập trung, trí nhớ cũng dần suy giảm.
- Dễ cáu gắt, nóng giận, bồn chồn, lo lắng, đứng ngồi không yên.
- Xuất hiện các triệu chứng về thể chất như đau đầu, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt,…
- Rối loạn ăn uống, chán ăn, bỏ bữa hoặc ăn uống không kiểm soát.
Rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc có nguy hiểm không?
Rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc có nguy hiểm không? Các chuyên gia cho biết rằng, căn bệnh này cực kì nguy hiểm bởi nó có thể gây ra tác động trực tiếp đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, thậm chí còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh.
Một số tác hại mà rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc gây ra như:
- Công việc, học tập bị giảm sút đáng kể.
- Khó có thể hoàn thành tốt các công việc được giao.
- Thực hiện những hành vi gây hại đến bản thân và làm ảnh hưởng những người xung quanh.
- Mất dần các mối quan hệ như bạn bè, đồng nghiệp,…
- Khó thích nghi được với cuộc sống bên ngoài.
- Nguy cơ chuyển biến sang các bệnh lý rối loạn tâm thần khác như trầm cảm nặng.
Cách điều trị rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc
Những bệnh nhân có triệu chứng bị rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc cần được tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Sau khi biết được tình trạng bệnh của mỗi người, các bác sĩ tâm lý sẽ tiến hành đưa ra phác đồ điều trị và sử dụng những phương pháp chữa bệnh phù hợp.
1. Điều trị y khoa
Sau khi xác định được cụ thể nguyên nhân và mức độ bệnh của đối tượng, các chuyên gia tâm lý sẽ áp dụng liệu pháp tâm lý trị liệu để trò chuyện và giao tiếp với người bệnh. Bằng cách này, các bác sĩ sẽ khai thác được nhiều thông tin hơn từ bệnh nhân và có thể giúp họ nhận thấy được những hành vi, cảm xúc bất thường của bản thân, đồng thời có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh này.
Từ đó, chuyên gia tâm lý và người bệnh cũng sẽ đưa ra những biện pháp giúp khắc phục và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Đây được đánh giá là một trong các phương pháp an toàn và mang lại hiệu quả cho hầy hết các căn bệnh về rối loạn tâm thần, trong đó có rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc.
Ngoài ra, đối với những trường hợp bệnh nặng, các chuyên gia cũng sẽ cân nhắc để áp dụng thêm các loại thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Một số loại thuốc có thể được sử dụng như:
- Thuốc ổn định cảm xúc: Lithium và Acid Valproic ( Depakote)
- Thuốc kích thích ( Methylphenidate) và alpha agonist
- Thuốc chống tâm thần đặc biệt Risperidone
Tuy nhiên, các loại thuốc hỗ trợ điều trị có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa. Việc kết hợp giữa tâm lý trị liệu và thuốc điều trị có thể làm gia tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian chữa bệnh và giúp sức khỏe bệnh nhân được mau chóng hồi phục.
2. Thay đổi lối sống
Bên cạnh việc điều trị y khoa thì người bệnh rối loạn hỗn hợp hành vi, cảm xúc cùng cần kết hợp với việc thay đổi lối sống tích cực và lành mạnh hơn. Nếu đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ thì cần sự quan tâm và hỗ trợ từ cha mẹ để trẻ có thể hình thành được các thói quen tích cực.
- Ngủ đủ giấc: Có được một giấc ngủ trọn vẹn và đầy đủ sẽ giúp tinh thần bạn được sảng khoái và tràn đầy năng lượng hơn. Lời khuyên tốt nhất là bạn nên ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, chỉ nên tập trung giấc ngủ vào buổi tối và rèn luyện thói quen ngủ trước 23 giờ.
- Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể gia tăng sức đề kháng, tăng cường hoạt động của não bộ để giảm bớt các triệu chứng tiêu cực về cảm xúc và hành vi. Tuyệt đối không sử dụng bia rượu, thuốc lá, các chất gây nghiện sẽ làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.
- Thường xuyên vận động: Mỗi ngày dành ra 30 phút để tập luyện các bài thể dục thể thao cũng là cách nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất tốt nhất. Người bệnh có thể đi bộ, chạy bộ hoặc áp dụng các bài tập thiền, yoga để tâm trí được ổn định tốt hơn.
- Viết nhật ký: Thói quen viết nhật ký mỗi ngày sẽ giúp bạn biết được những hành vi, cảm xúc tiêu cực của bản thân. Từ đó có thể tìm ra biện pháp để kiểm soát và khắc phục chúng tốt hơn.
- Trò chuyện với mọi người xung quanh: Người bệnh cần thoải mái chia sẻ và trò chuyện với những người xung quanh để kết nối nhiều hơn. Nhờ đó, bản thân cũng sẽ nhận thức được những hành vi, cảm xúc trái với quy chuẩn của bản thân. Những người xung quanh cũng có thể hỗ trợ điều chỉnh và giúp cải thiện bệnh tình tốt hơn.
Rối loạn hỗn hợp hành vi cảm xúc là một trong các chứng bệnh nguy hiểm, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người bệnh mà còn có thể làm hại đến những người xung quanh. Do đó, khi nhận thấy những triệu chứng của bệnh, bạn nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!